Tận cùng nỗi đau

07:44 29/06/2013

Ngày 24-2-2012, cháu Cù Đức Duy, sinh 2003, ở thôn 8, xã Liên Khê (Thủy Nguyên) đã bị sát hại dã man bởi chính người chú rể tàn độc là Lê Văn Phúc, sinh 1980, ở cùng địa chỉ. Chỉ vì ghen tuông mà Phúc đã ra tay tàn độc với một bé trai mới 8 tuổi 4 tháng 27 ngày với động cơ là… trả thù gia đình vợ. Bất luận thế nào thì đó cũng là tội ác không thể dung thứ.
Ngày 24-2-2012, cháu Cù Đức Duy, sinh 2003, ở thôn 8, xã Liên Khê (Thủy Nguyên) đã bị sát hại dã man bởi chính người chú rể tàn độc là Lê Văn Phúc, sinh 1980, ở cùng địa chỉ. Chỉ vì ghen tuông mà Phúc đã ra tay tàn độc với một bé trai mới 8 tuổi 4 tháng 27 ngày với động cơ là… trả thù gia đình vợ. Bất luận thế nào thì đó cũng là tội ác không thể dung thứ. Vụ án đã khép lại, cái ác đã bị trừng trị đích đáng nhưng đằng sau nó là cả những nỗi đau khủng khiếp vẫn chưa thể nguôi ngoai…

Hung thủ Lê Văn Phúc (giữa)
Hung thủ Lê Văn Phúc (giữa)

Nỗi đau tột cùng…

Chúng tôi trở lại thôn 8, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, vào một ngày cuối tháng 6-2013. Làng quê thanh bình tĩnh mịch, ẩn hiện dưới ánh nắng buổi sáng hè, không khí thật yên bình và trong lành. Đã hơn 1 năm trôi qua, thế nhưng những hình ảnh về vụ án mạng kinh hoàng vẫn in sâu trong tâm trí của người dân nơi đây. Bởi mỗi lần nhắc lại, ai cũng phải thoáng rùng mình vì tính chất man rợ của nó. Bà Nguyễn Thị Luyến, người trong xóm, đang làm ruộng bên đường, khi được chúng tôi hỏi vẫn chưa hết sợ hãi. Vừa xua tay, bà nhanh nhảu phân trần: “Mỗi lần nhắc lại, chúng tôi vẫn thấy sợ hãi. Các anh cứ hỏi ai trong làng về vụ án này họ cũng đều biết hết…”.

Nằm sát bên ven đường nhỏ giữa thôn, căn nhà của vợ chồng anh Cù Văn Hà, sinh 1978 và chị Nguyễn Thị Hà, sinh 1980 (bố mẹ cháu Duy), dường như vẫn chưa hết không khí thương đau. Từ ngày mất con, cũng là lúc vợ chồng anh trải qua những ngày tháng kinh khủng nhất trong đời. Khuôn mặt chứa chất nỗi muộn phiền, anh Hà giấu vội giọt nước mắt cho biết, ở vùng quê nghèo toàn đồi núi, vợ chồng anh sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Duy là con lớn trong gia đình, dưới cháu còn một em gái nhỏ. Lúc mất dù còn chưa tròn 9 tuổi nhưng Duy rất ngoan và biết nghe lời bố mẹ.

                    

      Hơn 1 năm trôi qua nhưng ông Ham vẫn đau đớn bởi “bi kịch” vụ án trong gia đình

Hàng ngày, sau giờ học và làm giúp việc gia đình, cháu vẫn thường chơi với Đức (cháu Lê Văn Đức - con trai Lê Văn Phúc). Hai đứa chúng nó bằng tuổi nhau, học cùng trường lại là anh em nên chơi rất thân với nhau. Vậy mà giờ cháu đã không còn nữa. “Hôm xảy ra vụ án, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà. Có ai ngờ, kẻ hại con mình lại chính là người em rể cơ chứ…?”, anh Hà thảng thốt. Đoạn anh Hà xót xa kể lại: “Ngày cháu mất, nhà tôi đang có mang mấy tháng nhưng vì quá đau buồn nên đã bị sẩy. Có đêm, vợ tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt đầm đìa khóc bảo vừa mơ thấy con về…”.

Cách không xa nhà anh Hà, theo con đường nhỏ khuất sâu trong hẻm núi là căn nhà ông Cù Văn Ham, sinh 1949 (ông nội cháu Duy). Từ cái đận đau thương của gia đình, có lẽ nỗi đau mất cháu mà hung thủ chẳng phải ai xa lạ khiến ông như ngây dại. Tâm trạng thương xót, đớn đau rồi lẫn cả căm tức… cứ đan xen, giằng xé tâm can. Ngậm ngùi giây lát, ông bảo ngày 3-2 âm lịch (tức ngày 24-2) là hôm xảy ra vụ án với ông sẽ mãi không thể quên được. “Hôm đó, gia đình tôi có cúng giỗ. Buổi trưa tôi giết gà, làm cơm. Biết vợ nó (tức Lê Văn Phúc) không có ở nhà, tôi mời gọi nó sang ăn cơm, bảo uống rượu nhưng nó không uống. Ngồi được một lát thì Phúc có điện thoại.

Phúc đi ra nghe điện rồi gằn giọng chửi: “Đ. M mày, tao đã bảo mày tách cho tao ảnh ra mà…”. Nghe vậy, tôi đoán là vì mâu thuẫn với vợ nên chắc nó gọi điện thoại cho thợ ảnh nào đó yêu cầu tách ảnh chung của 2 vợ chồng. Chập tối, nó còn hỏi mượn tôi xe máy bảo đi có công chuyện. Đến khoảng 7h tối, tôi đang xem ti vi thì thấy bà nhà hốt hoảng đi tìm cháu Duy vì vẫn chưa thấy cháu về. Nào ngờ…”.

Đến giờ ăn bữa cơm tối vẫn không thấy con trai ở nhà, cả nhà anh Hà  huy động họ hàng chia thành nhiều nhóm bổ đi lần tìm khắp nhà người thân quen, ruộng đồng. Càng tìm con, cả nhà anh Hà càng rơi vào vô vọng khi khắp quả đồi gần nhà đã tìm vẫn không thấy. Lúc này, anh Hà nhờ đài truyền thanh xã phát thông tin tìm cháu Duy trên loa với hi vọng cháu đang mải chơi đâu đó. Giả thiết cháu Duy bị thất lạc xem ra không có căn cứ bởi có thông tin trước đó Duy vẫn chơi cùng một số bạn bè cùng lứa trong xóm. Lo sợ cháu ngã đuối nước, toàn bộ giếng nước, ao hồ quanh làng cũng đã được tìm kiếm nhưng tung tích cháu lúc này vẫn bặt vô âm tín.

Tiến hành mở rộng tìm kiếm, lực lượng Công an xã phát hiện có vết máu, đôi dép trong căn nhà bỏ hoang của ông Phạm Văn Nằng (cách nhà Phúc chỉ gần 100m) và được anh Hà xác nhận là dép của con mình. Xác định Phúc có liên quan, đến 22h ngày 24-2, cơ quan công an quyết định triệu tập hắn để đấu tranh. Song lúc này, Phúc vẫn bình thản như không có chuyện gì, hắn khai chỉ biết lúc chiều cháu Duy có chơi với con hắn. Phải đến sáng 25-2, khi thi thể cháu Duy bị vứt ở khe núi Mõ Ba trong chiếc bao tải được tìm thấy thì khuôn mặt Lê Văn Phúc bỗng chợt biến sắc. Lúc này kẻ thủ ác mới cúi đầu nhận tội…

Tội ác không thể dung thứ

Năm 2002, Phúc kết hôn với chị Cù Thị Hạnh, người cùng thôn. Sau đó Phúc phạm tội, bị phạt tù. Khi mãn hạn tù trở về, Phúc nghe vu vơ chuyện vợ mình có “quan hệ” với người đàn ông khác, nhất là khi nhận được những tin nhắn từ số máy điện thoại lạ nói đến chuyện này. Ghen “gió”, có lần Phúc đã tra hỏi vợ về chuyện này nhưng chị Hạnh khẳng định không có. Tuy nhiên, cơn ghen vẫn chưa nguôi… Đến chiều 24-2-2012, khi hắn đang dọn dẹp nhà cửa thì thấy con trai là Lê Văn Đức đi chơi cùng cháu Lê Văn Dũng và cháu Cù Đức Duy.

Nhìn thấy cháu Duy, nỗi bực tức gia đình nhà vợ trong lòng Phúc sôi lên, hắn nảy sinh ý định giết cháu để… trả thù nhà vợ. Thế là Phúc đưa cho con trai 6.000 đồng, bảo rủ cháu Dũng đi mua bánh quẩy, còn cháu Duy ở nhà. Khi Đức và Dũng đi khỏi, Phúc hỏi cháu Duy: “Cháu có thích chơi chạc rợ không” (chạc cây làm súng cao su). Không biết ý đồ đen tối của tên chú rể, cháu Duy vô tư gật đầu. Thế là Phúc đưa cháu Duy lên ngôi nhà bỏ không của ông Phạm Văn Năng, ở dưới chân đồi, sát hại cháu.

                           

                               Hiện trường vụ án

Khi thấy mọi người đổ đi tìm cháu, lại thấy loa truyền thanh của xã phát tin tìm trẻ lạc, Phúc lo sợ bị phát hiện nên đã lẻn chạy đến ngôi nhà hoang trên núi, vác bao đựng xác cháu Duy đem đi phi tang. Kết cục, Phúc đã phải đền tội bằng bản án tử hình.

Gạt đi những giọt nước mắt, bà nội cháu là Phạm Thị Hồng chua xót: “Chúng tôi từng yêu chiều con rể (tức Phúc) còn hơn cả con trai. Có lần, đến mùa gặt lúa, Phúc ở nhà ngủ còn tôi ra đồng gặt hộ vợ chồng nó. Biết chúng nó nhiều khi chẳng hòa hợp, bậc là cha, là me,å tôi vẫn căn dặn chúng rằng vợ chồng thì cũng có lúc “xô bát xô đũa” nhưng các con bảo nhau nhường nhịn làm ăn, vun vén gia đình mà chăm sóc con cái, chồng nóng thì vợ phải nhịn. Không biết ma xui quỷ khiến thế nào mà nó lại tàn độc với cháu như thế?…”. Còn ông Hàm, ông nội cháu thì ngậm ngùi: “Sau này, con nó lớn lên, biết rõ về việc làm của bố nó thì thật đau lòng…”.

Rời xóm nhỏ, trên đường trở về, chúng tôi cứ trăn trở một điều không biết bản án lương tâm liệu có còn trong con người của một kẻ sát nhân không còn tính người như Lê Văn Phúc? Bản năng khiến hắn cầu xin được sống nhưng pháp luật thì không thể tha thứ. Những ngày tháng ngắn ngủi còn lại của cuộc đời kẻ tử tù (đang chờ thi hành án) rồi đây còn đáng sợ hơn cái chết, sẽ là sự tra tấn trong giày vò, ân hận, sẽ là những đêm dài giật mình khi nghe văng vẳng tiếng đứa cháu nhỏ vô tội gọi tên mình…



ĐỖ HIẾU - HOÀNG LONG


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông