10:53 15/04/2022 Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao, cũng như diễn biến chung của thị trường hàng hóa, những ngày gần đây thị trường thành phố cũng như cả nước lại chứng kiến sự sôi động trở lại của mặt hàng xe máy. Đặc biệt trong đó, có những dòng sản phẩm tăng giá rất cao và lâm vào tình trạng khan hiếm, tạo ra nghịch cảnh trong điều kiện thu nhập của người tiêu dùng chưa thực sự được cải thiện.
(Ảnh minh họa)
Trao đổi với phóng viên ANHP, ông Lê Hoàng Đ. – phụ trách một đại lý xe máy Honda trên địa bàn thành phố cho biết, trong vòng một tháng qua, thị trường xe máy thực sự rất sôi động, trong đó nổi nhất vẫn là các dòng xe máy do hãng Honda sản xuất. Nhưng khác với những đợt “nổi sóng” trước đây, thị trường xe máy nói chung bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan.
Đơn cử, trong đầu tháng 4 vừa qua, Honda Việt Nam thông báo điều chỉnh giá bán tất cả các sản phẩm xe máy lắp ráp lẫn nhập khẩu, ngoài 6 dòng xe được điều chỉnh giảm khiêm tốn nhằm kích cầu, có tới 20 dòng xe được điều chỉnh tăng giá từ, có mẫu xe tăng tới gần 4 triệu đồng/chiếc.
Nguyên nhân được giải thích là hiện nguồn linh kiện nhập khẩu cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một phần vẫn từ tác động dịch bệnh, nhất là việc Trung Quốc áp dụng phong tỏa khiến nhóm linh kiện sản xuất từ nước này khó lưu thông, một phần do các chính sách cấm vận từ xung đột Nga – Ukaine, cũng như những tác động khác.
Nhưng vấn đề đáng lưu tâm ở chỗ, giá đề xuất của nhà sản xuất chỉ mang tính tham khảo, còn thực tế tại các đại lý giá bán lẻ thường cao hơn rất nhiều. Đây là tình trạng đã kéo dài nhiều đợt, trong nhiêu năm mà người tiêu dùng thường gọi “xe bị làm giá”.
Đơn cử như mẫu xe SH Mode 125 các phiên bản, được hãng niêm yết đề xuất từ mức trên 54 triệu đồng/chiếc, nhưng hiện đang được bán lẻ chênh lệch rất cao, như phiên bản thường trên 62 triệu đồng/chiếc, phiên bản cao cấp tới gần 77 triệu đồng/chiếc, đồng thời giá cũng tùy thuộc vào màu sắc cũng như nhu cầu lựa chọn của khách hàng. Cũng theo ông Lê Ho
Nhìn lại thời gian qua, có lẽ trên thế giới khó kiếm một quốc gia nào có mật độ xe máy tham gia giao thông cũng như tỷ lệ sở hữu trên tổng dân số lớn bằng Việt Nam. Theo một số liệu thống kê, cả nước có khoảng 70 triệu chiếc xe máy đã cấp phép lưu hành, đây chính là lý do khiến thị trường xe máy luôn cso biến động.
Chính vì vậy, những năm qua nhiều nhà sản xuất xe máy nổi tiếng chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Trong những nhà sản xuất xe máy lớn nhất tại Việt Nam, có đến 3 thương hiệu Nhật Bản lần lượt là Honda, Yamaha và Suzuki, còn lại là SYM, KYMCO đến từ Đài Loan (Trung Quốc).
Ngoài ra, thị trường xe máy Việt Nam cũng ghi nhận đáng kể sự góp mặt của các thương hiệu tên tuổi khác như Piaggio Vespa (Ý), Harley-Davidson (Mỹ), BMW (Đức), Kawasaki (Nhật Bản)… và một số thương hiệu có nguồn gốc Trung Quốc, vừa được nhập khẩu, vừa được lắp ráp trong nước.
Trong đó, thương hiệu Honda nổi trội hơn cả với việc chiếm giữ trên dưới 80% thị phần Việt Nam, với khoảng 30 mẫu xe gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu. Tiếp đó Nhà sản xuất Yamaha cũng tạo ấn tượng mạnh mẽ trên thị trường với phong cách đột phá về thiết kế, từng khuấy đảo với các dòng Nouvo, Jupiter, Nozza và Exciter.
Điểm chung nữa là, các hãng xe Nhật Bản còn có hàng chục dòng sản phẩm nhập khẩu hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, với các mẫu xe từ hàng trăm triệu đồng trở lên, thậm chí có chiếc tới trên một tỷ đồng như Honda Gold Wing. Bên cạnh đó, phân khúc thị trường với các dòng xe dưới 50cc dành cho học sinh, sinh viên chưa có bằng lái cũng khá nhộn nhịp, nhưng chủ yếu được sản xuất bởi SYM và KYMCO, với mức giá chỉ từ trên 15 triệu đồng/chiếc.
Trở lại với việc xe máy bị làm giá,trong thời gian dài, dư luận nhiều phen nhức nhối vì giá xe máy luôn bị đẩy lên ngoài tầm kiểm soát, khi hầu hết giá bán lẻ ở đại lý đều tăng cao hơn giá đề xuất của nhà sản xuất, mức tăng có loại cao hơn tới 15%. Nhưng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế suy giảm, nhu cầu đi lại cũng như thu nhập của người dân giảm đi, thì thị trường xe máy cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Bước sang năm 2022, khoảng thời gian đầu năm mức độ tiêu thụ tiếp tục èo ọt, tình trạng làm giá cũng vì thế mà bớt dần, nhiều mẫu xe được bán thấp hơn giá đề xuất cũng tiêu thụ rất chậm. Thậm chí có những dòng xe lao dốc tới mức “khủng”, như các mẫu Winner X120 của Honda, có thời điểm giảm tới gần 20 triệu đồng/chiếc so với giá đề xuất, thông qua các chương trình khuyến mại.
Ngỡ tưởng sau thời gian khá dài chìm sâu trong không khí tiêu thụ ảm đạm, trong hoàn cảnh nền kinh tế giảm sút, thu nhập của người tiêu dùng bấp bênh vì đại dịch Covid-19, thị trường xe máy sẽ trở lại bình thường, trả lại môi trường lành mạnh trong sự vận động của quy luật cung cầu. Đồng thời, cũng là dịp tốt cho khách hàng có nhu cầu thực sự quyết định mua sắm.
Nhưng diễn biến những ngày qua cho thấy, niềm hy vọng trên lại một lần nữa thành ảo vọng, khi xu thế của một bộ phận người tiêu dùng vẫn tiếp tục “đổ dầu” vào “lửa thị trường”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Kh. – cán bộ quản lý một đại lý khác của Honda cho biết, các dòng xe càng bị đẩy giá, càng hiếm thì lượng khách đặt mua càng đông. Trong đó không ít khách hàng chấp nhận các điều kiện của đại lý, để đặt mua trả góp cho thấy không phải ai lao vào cuộc đua cũng có nguồn tài chính dư dả, mà một phần do tâm lý hưởng thụ.
Xe máy là một phương tiện giao thông, nhưng từ lâu loại phương tiện này dường như đã thoát ra khỏi chức năng truyền thống, trở thành phương tiện “đua” hưởng thụ của không ít người. Nghịch cảnh là, theo những chủ trương mới được công bố dự thảo, nhiều khả năng xe máy sẽ từng bước bị “khai tử” tại Việt Nam, bước đầu theo đề xuất là ở những thành phố lớn?
Nếu điều đó trở thành hiện thực thì một nguồn lực tài sản vô cùng lớn của chúng ta đang bị trôi dần tới đích hoang phí, khi cuộc chơi “xe máy” vẫn tiếp diễn.
Lê Minh Thắng
Thang5225/5226- Nhiều dòng xe máy tiếp tục tăng giá cao và khan hiếm nguồn cung trong những ngày qua