V. League 2010: Bạo lực đang lan rộng?

15:16 15/04/2010

Mới qua 8 vòng đấu nhưng V. League 2010 đã xảy ra nhiều chuyện khiến choBTC phải trăm phương ngàn kế tìm đối sách. Nổi bật là vấn nạn bạo lực sân cỏ bởi nó như một “căn bệnh” có nguy cơ lây nhiễm cực cao. Hình thứcphạt tiền của BTC xem như chỉ là “ném đá ao bèo”.
Mới qua 8 vòng đấu nhưng V. League 2010 đã xảy ra nhiều chuyện khiến choBTC phải trăm phương ngàn kế tìm đối sách. Nổi bật là vấn nạn bạo lực sân cỏ bởi nó như một “căn bệnh” có nguy cơ lây nhiễm cực cao. Hình thứcphạt tiền của BTC xem như chỉ là “ném đá ao bèo”.

Cảnh xô xát trên sân Thiên Trường mà BTC sân đã cố tình xoá đi được khôi phục lại
Cảnh xô xát trên sân Thiên Trường mà BTC sân đã cố tình xoá đi được khôi phục lại

Qua 8 vòng đấu, tổng số bàn thắng ghi được là 149 nhưng các trọng tài đã phải rút ra tới 234 thẻ vàng và 18 thẻ đỏ. Xu hướng dùng bạo lực để giải quyết những tình huống trong trận đấu xem ra đang được sử dụng một cách triệt để. SLNA giành chiến thắng trước Đà Nẵng bằng cách “lê máy chém” khắp mặt sân khiến cho các nhà ĐKVĐ phải chùn bước và thua vỡ trận với tỷ số 5-0. Những pha vào bóng theo kiểu triệt hạ đối phương thường xuyên được sử dụng để dằn mặt hoặc trả đũa nhau trên sân cỏ khiến cho lượng thẻ phạt gia tăng chóng mặt. Bạo lực sân cỏ là điều nhức nhối của V. League bởi tình trạng ném đồ vật xuống sân, chửi hay lạy trọng tài không còn là chuyện hiếm.

Vòng 8 là đỉnh điểm của vấn nạn dùng bạo lực để đối xử với nhau cả trong và ngoài sân cỏ. Trên sân Thiên Trường của Nam Định, trọng tài Ngô Quốc Hưng đã toé máu mặt khi can ngăn các cầu thủ đang lao vào nhau để giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm. Kết quả là “ông vua áo đen” phải nhờ đến chăm sóc y tế mới có thể tiếp tục điều hành trận đấu. Bạo lực đang lấn sang cả giới phóng viên, một lực lượng được coi là an toàn nhất trong bóng đá.

Tại vòng 8, phóng viên Duy Bùi (báo Thể Thao 24h) khi tiếp cận màn hỗn chiến trên sân Nam Định đã bị những người xưng là BTC (người đeo thẻ, người không) xô đẩy với mục đích xoá những hình ảnh mà phóng viên này đã chụp. Họ cho rằng phóng viên Duy Bùi không đeo thẻ khi tác nghiệp. Rất may công nghệ hiện đại đã giúp cho phóng viên Duy Bùi lấy lại những hình ảnh đã chụp. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách hành xử của những người xưng là BTC (cũng không đeo thẻ). Họ đã dùng bạo lực để đối xử với phóng viên, những người mà họ đã chấp nhận cho vào sân sau khi kiểm soát từ vòng ngoài.

Dùng bạo lực để hành xử đang như một bệnh dịch lan tràn tại V. League và đáng buồn hơn là nó bùng phát ngay khi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ra khuyến cáo cho các giám sát và trọng tài cần mạnh tay với bạo lực sân cỏ. Khán giả, cầu thủ, trọng tài và cả giới truyền thông đều đã nếm mùi bạo lực sân cỏ theo nhiều góc độ khác nhau. Đây là một “bệnh dịch” cần phải có liều thuốc cực mạnh để ngăn chặn và người “bốc thuốc” không ai khác ngoài VFF. Cần phải có những biện pháp cụ thể hơn để chặn đứng vấn nạn này, để biến khuyến cáo của VFF thành một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho mỗi trận đấu chứ không phải ban hành khuyến cáo rồi để đó như kiểu “ném đá ao bèo”.


PHAN ANH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông