Vì sao có quy định tịch thu phương tiện khi phạm luật giao thông?

15:03 02/08/2016

Một số người cho rằng tịch thu phương tiện là trái luật, chỉ cần xử lý hành chính là đủ răn đe.

Một số người cho rằng tịch thu phương tiện là trái luật, chỉ cần xử lý hành chính là đủ răn đe.

Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 1/8 gây chú ý với cả trăm quy định mới, trong số này có việc bị tịch thu phương tiện nếu người điều khiển sử dụng xe lắp ráp trái quy định, dùng chân lái xe hay buông cả hai tay...

Nhìn nhận việc tịch thu phương tiện là trái luật, anh Lê Quang Bảo cho rằng người vi phạm chỉ có thể xử phạt hình chính, "sao lại tịch thu?". Trong khi đó ủng hộ quy định này, anh Hoàng Tuấn còn đề nghị cơ quan chức năng cung cấp địa chỉ e-mail và số điện thoại đường dây nóng để người dân gửi hình ảnh vi phạm hỗ trợ cho cơ quan chức năng xử lý.

vi-sao-co-quy-dinh-tich-thu-phuong-tien-khi-pham-luat-giao-thong

Những hành vi vi phạm bị tịch thu phương tiện từ 1/8. Xem đồ họa

Theo luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội), quy định tịch thu phương tiện là chủ trương tốt của chính phủ nhằm ngăn chặn những hành vi cố tình vi phạm, gây ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông.

Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cho phép tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng với vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Vì thế những lỗi vi phạm nghiêm trọng như đua xe trái phép, lái xe bằng chân... được cụ thể hóa trong Nghị định xử phạt hành chính về giao thông là hoàn toàn hợp lý.

Ông Bình cho rằng không chỉ dừng lại ở tịch thu mà còn cần tăng mức phạt hơn nữa để mang tính răn đe, đặc biệt với những trường hợp đua xe hay lắp ráp, độ xe trái quy định...

Ở góc độ nhà chuyên gia giao thông, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng "không có cớ gì không tịch thu" với người cố tình lái xe bằng chân, đua xe, buông tay vì đây đều là hành vi coi thường pháp luật, gây ảnh hưởng đến người đi bên cạnh.

Trao đổi với VnExpress về việc này, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn (Cục phó Cục Cảnh sát giao thông) giải thích Nghị định 46 thay thế Nghị định 171 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đã được áp dụng từ năm 2013 và các quy định này nối tiếp quy định cũ. "Việc tăng mức xử phạt và tịch thu phương tiện nhằm mục đích răn đe, tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra", tướng Tuấn nhấn mạnh.

Theo Nghị định 46, những vi phạm sau sẽ bị tịch thu phương tiện, phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

- Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông

- Vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

Việc phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng được áp dụng với lỗi sau:

Người tham gia giao thông buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;

- Dùng chân điều khiển xe

- Ngồi về một bên điều khiển xe

- Nằm trên yên xe điều khiển xe

- Thay người điều khiển khi xe đang chạy

- Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

-  Điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định 

Theo Bá Đô/VNE


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích