Vua diệt chuột ở huyện Kiến Thụy

15:15 08/06/2010

Khi dừng chân tại đầu xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy để hỏi về ôngNguyễn Công Nền, thôn Đại Trà thì người dân ở đây ai cũng cười vui niềmnở: Ông Nền - “vua diệt chuột” chứ gì, cả xã này không có ruộng nhà ailà không nhờ ông ấy diệt chuột cả…
Khi dừng chân tại đầu xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy để hỏi về ôngNguyễn Công Nền, thôn Đại Trà thì người dân ở đây ai cũng cười vui niềmnở: Ông Nền - “vua diệt chuột” chứ gì, cả xã này không có ruộng nhà ailà không nhờ ông ấy diệt chuột cả…

Ông Nền chia sẻ niềm vui về kết quả diệt chuột
Ông Nền chia sẻ niềm vui về kết quả diệt chuột

Duyên nợ gắn với nghề diệt chuột

Chẳng có ai thích cái nghề diệt chuột vì vừa thu nhập thấp vừa vất vả nhưng ông Nền đã theo nghề ngót nghét 20 năm nay. Ngày nào cũng vậy, chiều tối ông đi bẫy chuột và sáng sớm thu chuột về. Công việc này vẫn đều đều dù trời có nắng hay mưa, dù nóng thiêu đốt hay sương sớm rét buốt. Nghỉ một ngày là lòng ông không yên với sự hoành hành của lũ chuột đồng. Tôi đến nhà ông đúng lúc ông vừa gom xác chuột diệt ngoài cánh đồng lúa về. Ông bỏ chuột vào đầy thúng đựng thóc. Tròn xoe mắt, kinh ngạc tôi hỏi đi hỏi lại: “Một mình bác diệt từng ấy?”. Ông Nền cũng tròn xoe mắt nhìn tôi cười: “Đó là còn ít, vào chính vụ lúa phải trăm con mỗi ngày ấy chứ”.

Được biết, vào những vụ lúa chính, vợ ông chẳng cần cám cò tăng trọng, chỉ nấu xác chuột này cũng đủ vỗ béo đàn lợn hai con nái và mười mấy con lợn thịt. Ngạc nhiên này chưa qua thì ngạc nhiên khác đã đến khi ông đổ 3 bao tải đuôi chuột khô ngồn ngộn giữa sân. Những đuôi chuột xoắn xít vào nhau chằng chịt như rảnh khoai khô. Phải đến hàng nghìn đuôi. Những đuôi chuột đó là sản phẩm diệt chuột chỉ riêng năm 2003 của ông. Ông ngâm rượu phơi khô chúng để kỷ niệm. Chưa khi nào tôi được “mục sở thị” thành quả diệt chuột ghê gớm đến vậy. Đúng là người dân quê phong ông là “vua diệt chuột” quả không ngoa. 

20 năm về trước, chính ông là người đầu tiên sáng chế ra bẫy sập diệt chuột làm bằng tre. Duyên nợ này bắt đầu từ mảnh ruộng 2 sào nhà ông bị chuột ăn trơ trụi. Sau vài đêm lũ chuột phá ruộng, mọi công sức đổ ra tiêu tan hết. Vợ ông xót xa đến thẫn thờ, tiếc cho bao công sức cấy cày, chăm bón. Vợ chồng ông đã tìm đủ mọi cách để ngăn lũ chuột, dùng vải mưa căng che hay dùng khói hun nhưng bọn chuột vẫn không hề gì. Tìm đủ mọi cách không được, vu sau ông thử làm theo cách bẫy thú mà ông học được của bà con dân tộc khi còn đóng quân ở chiến trường Tây Ninh thời chống Mỹ. Thế là bẫy sập ra đời và hiệu quả ngoài sự mong đợi.

Chiếc bẫy sập của ông Nền khá đơn giản. Một cây tre làm được 4 đến 5 chiếc bẫy. Mỗi chiếc đặt ở một góc bờ, rải thóc, chuột chui vào là sập bẫy. Những ngày mới dùng bẫy sập, ông Nền lúc nào cũng ngoài ruộng thu xác chuột vì vừa bẫy xong chuột lại sập tiếp. Tờ mờ 4 giờ sáng, bố con ông ra đồng, dùng đèn pin gom xác chuột để kịp bẫy thêm mẻ nữa. Hiện nay, ông đã chuyển sang dùng bẫy bán nguyệt, không dùng bẫy sập nữa vì nó cồng kềnh nhưng nhiều xã khác trong huyện, ngoài huyện, bà con vẫn dùng cách bẫy sập của ông.

Giúp ích bà con, tạo việc cho anh em cựu chiến binh

 Thời kỳ những năm 80, mọi người biết đến cách bẫy chuột hiệu quả của ông Nền nên tíu tít đến thuê ông bẫy cho ruộng nhà mình. Liên tục, ông được Phòng Nông nghiệp huyện mời đi hướng dẫn bà con các nơi khác cách diệt chuột bằng bẫy sập. Không xuể việc, ông phải kéo theo 2 người con đi phụ giúp.



Đống đuôi chuột khô là thành tích diệt chuột của ông Nền trong một năm

Từ năm 2001, ông bắt đầu tập hợp những anh em cựu chiến binh để thành lập đội diệt chuột thuê. Năm đó, đội ông nhận khoán hơn nghìn ha ruộng bên xã Minh Tân. Hai công nông đầy ắp bẫy sập tre chở ra đồng. Không bẫy nào là chuột không mắc. Bà con xã Minh Tân phát hoảng vì ngày nào đội cũng mang về chất đống chuột ở sân hợp tác xã. Nhiều người thắc mắc không biết các ông này lấy chuột ở đâu ra mà nhiều thế vì trong vòng 1 tháng, đội của ông thu được 121.000 con chuột. Dù vất vả nhưng nhìn thấy bà con vui được mùa là ông Nền lại càng hăng say gắn bó với nghề hơn.

Thời gian sau, đội của ông được xã Đông Phương mời về làm hợp đồng diệt chuột. Ông Nền bảo đảm thu nhập cho anh em và chịu trách nhiệm đền bù cho bà con nếu chuột ăn lúa, mạ, rau màu. Hiện nay, đội diệt chuột xã Đông Phương phụ trách gần 10 nghìn ha ruộng, mỗi người trong đội dùng 200 bẫy bán nguyệt diệt chuột. Bà Vũ Thị Dung, xã Đông Phương chia sẻ: “Nếu không có người diệt chuột thì mọi công sức bỏ ra cũng thành công cốc!”.

Quyết gắn với nghề dù thu nhập thấp

Chi phí cho việc bẫy chuột rất tốn kém, nào là tiền mua bẫy chuột, nào là tiền mua thóc làm mồi, đấy là chưa kể sáng tối lặn lội trên đồng ruộng. Bẫy chuột bán nguyệt thường xuyên bị mất nhưng ông không tiếc vì “Người dân lấy cũng để bẫy chuột thôi, càng nhiều người bẫy, chuột mới nhanh hết được”. Trong khi đó, công bẫy chuột được tính là 2 cân thóc/sào/vụ. Sau mỗi vụ, đội của ông thu công làm bằng 10 tấn thóc nhưng phải bớt lại cho hợp tác xã 2 tấn và trừ chi phí bù đắp những ruộng chuột ăn nhiều. Đâu chỉ có thế, nhiều hộ còn tồn nợ nên đội của ông nhiều khi cho không bà con. Thành thử, trung bình mỗi người chỉ được khoảng 400.000 đồng/tháng. Những ngày đầu, con ông còn hồ hởi giúp bố, sau đành bỏ đi làm máy cày vì không thể bảo đảm cuộc sống. Còn những anh em trong đội cũng rậm rịch muốn bỏ ra làm tư để có thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Đức Cường, một thành viên của đội lắc đầu: “Có thanh niên nào dám theo nghề này đâu, chỉ những ông trung niên ngoài 50 tuổi như chúng tôi mới làm vì không có nghề gì theo. Có hôm trưa nắng về mệt lả không ăn được cơm, muốn bỏ nhưng nghĩ đến tập thể và sự nhiệt tình của đội trưởng Nền, chúng tôi lại cố gắng tiếp…”. Dù anh em nản chí nhưng ông Nền vẫn hăng hái và quyết gắn bó với nghề diệt chuột vì theo ông, còn giúp được bà con phần nào thì nên gắng phần ấy. Có lẽ vậy, từ năm 2002, năm nào ông cũng được nhận bằng khen của thành phố, của huyện, xã về thành tích diệt chuột, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.


MINH TÂN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích