Cần chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

15:27 03/01/2020

Sáng 3-1, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.

Quán triệt Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, Tiến sĩ Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Theo quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết của Bộ Chính trị, chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, mang tính vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cuộc cách mạng này yêu cầu đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế phù hợp.

Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong  các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng- an ninh.

 Để đạt được mục tiêu này, Bộ Chính trị yêu cầu đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Nhà nước ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; có trách nhiệm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là chủ thể quyết định tham gia cuộc cách mạng 4.0.

 Nhà nước hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi quá trình chuyển đổi số quốc gia; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0; có chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế; giáo dục và đào tạo…

PV

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích