Chế biến củ sắn đúng cách

14:50 06/11/2017

Trong tiết trời se lạnh đầu đông thì những món ăn vặt hấp dẫn từ củ sắn như: sắn hấp hành mỡ, xôi sắn, chè sắn hay bánh sắn nướng… ấm nực, ngào ngạt mùi thơm sẽ là lựa chọn số một của rất nhiều chị em. Mặc dù có thể chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn khẩu vị nhưng cũng giống như măng, củ sắn có chứa độc tố. Nếu không biết cách chế biến đúng cách thì có thể gây hại cho sức khỏe cho người dùng. Vì vậy để bảo đảm an toàn để có thể thưởng thức món quà dân dã của thiên nhiên, các bạn nên lưu ý vài điểm sau.

Bóc sạch cả hai lớp vỏ của sắn

Khi chọn sắn nên chọn sắn đồi bởi loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm. Chọn củ tươi, thẳng, mập mạp, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt. Bạn nào cẩn thận thì nên dùng móng tay cạo cạo thử lớp vỏ mỏng phía bên ngoài để kiểm tra màu của lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì nên chọn.

Theo các tài liệu khoa học, trong sắn củ có chứa một lượng axit cyanhydric (HCN) đáng kể. Chất này có thể gây ngộ độc chết người tuỳ theo lượng ăn nhiều hay ít. Để loại trừ chất HCN, trước khi nấu các bạn hãy bóc hết cả hai lớp vỏ (nâu sẫm và hồng) của củ sắn. Sau đó cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc tố, đồng thời cũng là cách để nhựa trong củ nhanh chảy ra ngoài. Sau đó ngâm sắn trong nước khoảng vài tiếng rồi rửa thêm vài lần rồi mới đem đi chế biến.

Nên ngâm sắn trong nước vài tiếng trước khi chế biến để loại bỏ độc tố

Nếu luộc sắn bạn nên cho nhiều nước và mở nắp nồi khi sắn đã sôi để độc tố còn sót tan hết ra nước và bốc hơi bay đi. Khi thấy củ sắn bở nứt thì chắt hết nước, vặn nhỏ lửa để thêm trên bếp vào phút cho thật khô là đã có một món ăn vặt tuyệt ngon và an toàn.

Một điều lưu ý nữa là không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn, không ăn nhiều sắn vào lúc đói. Và nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều độc tố không bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Ngọc Oanh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích