Chủ động phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, đảm bảo “không đi sau tội phạm”

18:02 13/03/2024

Chiều 13/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 131/KH-BCA-CSHS ngày 30/3/2021 của Bộ Công an về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia (Kế hoạch 131).
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng  

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an dự, chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Cùng dự có các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; Trợ lý, Thư ký lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, thành viên Ban Chỉ đạo Kế hoạch 131 (BCĐ) và Tổ Chuyên viên liên ngành giúp việc BCĐ.

Tại điểm cầu Hải Phòng, Thiếu tướng Vũ Thanh Chương - Giám đốc CATP dự, chủ trì hội nghị. Cùng dự có Đại tá Lê Nguyên Trường - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP, Trưởng BCĐ công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia (TPCTC, TPXQG) CATP; thành viên, Tổ giúp việc BCĐ CATP; lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương.

Quang cảnh hội nghị

3 năm qua (2021-2023), quyết liệt triển khai Kế hoạch 131, BCĐ 131 của Bộ Công an và các cục nghiệp vụ đã dự báo, nhận diện đúng các loại tội phạm nổi lên; xác định các đối tượng, tuyến, địa bàn trọng điểm; những biện pháp, giải pháp cụ thể để đấu tranh, phòng chống TPCTC, TPXQG, nhận diện được 3 phương thức hoạt động của tội phạm nói chung, TPCTC, TPXQG nói riêng. Trên cơ sở đó, kịp thời chỉ đạo Công an các địa phương chuyển đổi trạng thái để đáp ứng yêu cầu thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nhờ đó, nhiều đơn vị, địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo trên các mặt công tác đấu tranh, xử lý tội phạm cũng như công tác tham mưu, hướng dẫn, phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, hợp tác quốc tế, ứng dụng KHCN, xây dựng pháp luật. Từ đó, góp phần kéo giảm TPCTC, TPXQG một cách rõ rệt. Trong 3 năm (2021-2023) và 2 tháng đầu năm 2024, Công an cả nước đã triệt phá thành công trên 2,2 nghìn băng nhóm tội phạm.

Riêng lực lượng Cảnh sát hình sự đã đấu tranh triệt phá, làm tan rã 2.126 băng nhóm tội phạm, bắt 14.450 đối tượng. Lực lượng Cảnh sát ĐTTP về ma tuý đã đấu tranh triệt phá 982 vụ, bắt 3.234 đối tượng phạm tội có tổ chức, xuyên quốc gia, thu giữ một khối lượng rất lớn heroin, cần sa, cocaine cùng nhiều vũ khí quân dụng, tài sản, tang vật khác có liên quan.

Lực lượng an ninh mạng, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã rà soát, phát hiện mới 92 băng nhóm với 925 đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên không gian mạng, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân trên không gian mạng, tín dụng đen qua app; đấu tranh triệt phá 84 băng nhóm, bắt 866 đối tượng, khởi tố 90 vụ đối với 626 bị can…

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để tập trung thảo luận, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình hình, kết quả 3 năm thực hiện công tác phòng, chống TPCTC, theo Kế hoạch 131; làm rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá trong thời gian tới. Và để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống TPCTC, TPXQG, BCĐ 131 đã xác định rõ 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong năm 2024.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị thời gian tới Công an các đơn vị, địa phương cần tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả một số nội dung sau: Nâng cao nhận thức, nắm chắc tình hình về sự chuyển đổi của tội phạm từ truyền thống sang sử dụng công nghệ cả trên địa bàn thực và không gian mạng, sự cấp thiết của việc chuyển đổi các biện pháp công tác từ thủ công, truyền thống sang công nghệ, hiện đại; quán triệt các phương châm “Không đi sau tội phạm”, “Xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng”, tập trung nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, tăng cường công tác nắm, quản lý địa bàn, trên không gian mạng; chủ động nhận diện, đánh giá đúng bản chất, phương thức, thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm để; rà soát, phát hiện các điểm, tụ điểm trên không gian mạng, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp để triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh trấn áp, xử lý.

Mặt khác, chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai các giải pháp khắc phục những sơ hở, thiết sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh TPCTC, TPXQG; đẩy mạnh các đợt cao điểm tấn công, xử lý tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản, các loại tội phạm lợi dụng mạng máy tính, viễn thông để phạm tội.

Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; nâng cao hiệu quả công tác xác minh, điều tra áp dụng pháp luật để “xử lý điểm” nhằm tạo sức răn đe, phòng ngừa xã hội; nhất là đối với các đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong các băng nhóm; khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội bảo đảm quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp bảo kê, bao che, làm ngơ cho tội phạm hoạt động; tăng cường phối hợp liên ngành để tháo gỡ khó khăn về tố tụng hình sự đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao…

KC     

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông