Chủ động ứng phó với bão Podul và mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất

21:11 29/08/2019

Ngày 28/8/2019, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 17/CĐ-V01 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN) Công an các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Sơn La, Hòa Bình; Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng về việc ứng phó với bão số 4 (bão Podul) và mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Công an thành phố Hải Phòng trích nội dung Công điện: 

Bão số 4 (tên quốc tế là Podul) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang tiếp tục di chuyển nhanh về vùng ven biển và đất liền nước ta và còn có khả năng mạnh thêm.

Dự báo, chiều tối ngày 30/8/2019, bão có khả năng đổ bộ vào khu vực ven biển Bắc Trung Bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế và khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ; hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn tại các tỉnh Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, cần đề phòng nguy cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng thấp, trũng và ven biển.

Để chủ động ứng phó với diễn biến bão số 4 và mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng Bộ Công an đề nghị Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm túc các Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, chỉ đạo của Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó với bão số 4 và mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo tại Công điện số 16/CĐ-V01 ngày 27/8/2019 của Văn phòng Bộ Công an về việc ứng phó với diễn biến của bão Podul.

3. Đối với khu vực ven biển, đồng bằng, đô thị: Phối hợp với lực lượng chức năng trong rà soát, chủ động sơ tán, di dời dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, trên khu vực tập trung sau di dời khỏi vùng mặt nước của người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản; phối hợp thuyết phục vận động di dời. Bố trí lực lượng đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cho nhân dân; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, các cầu vượt biển; kiên quyết không cho người và phương tiện di chuyển tại các khu vực nguy hiểm.

4. Đối với khu vực miền núi, trung du: Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa bàn kiểm tra, rà soát nơi ở không an toàn, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn đảm bảo an ninh, trật tự.

5. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão theo đề nghị của địa phương.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định, thực hiện chế độ thông tin báo cáo.

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích