Chuyên mục Luật Cảnh sát cơ động: Sự cần thiết phải ban hành luật

10:01 22/11/2023

Ngày 23/12/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/UBTVQH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014), đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức hoạt động và xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.

Sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh, Cảnh sát cơ động đã phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đặc biệt là triển khai đồng bộ các biện pháp, phương án, kế hoạch công tác, tổ chức lực lượng ra quân xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động gây phương hại đến ANTT, bạo loạn, biểu tình bất hợp pháp; trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm, đấu tranh triệt phá các chuyên án, các băng, nhóm tội phạm có tổ chức; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, hội nghị, sự kiện chính trị quan trọng, góp phần phục vụ đắc lực cho bảo đảm ANQG, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.

Tuy nhiên, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội cùng sự thay đổi, điều chỉnh của hệ thống pháp luật, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với Cảnh sát cơ động, trách nhiệm cũng ngày càng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, Pháp lệnh đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần khắc phục để phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật. Do vậy, việc xây dựng Luật Cảnh sát cơ động là cần thiết, cụ thể như sau:

Xây dựng Luật Cảnh sát cơ động bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc luật hóa các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân; thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.

Tại khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 quy định Cảnh sát cơ động được thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân.

Theo đó, Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt áp dụng biện pháp vũ trang (sử dụng sức mạnh thể chất và sức mạnh của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại được trang bị) để đấu tranh chống khủng bố, trấn áp, giải quyết các vụ bạo loạn, biểu tình, tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự... trực tiếp tác động đến sức khỏe, tính mạng của các đối tượng phạm tội.

Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp cấp bách, Cảnh sát cơ động được quyền huy động người, phương tiện, trưng dụng tài sản, yêu cầu các cơ quan cung cấp sơ đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức... Vì vậy, để bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy định trên cần thiết phải được thể hiện ở văn bản luật.  

Mặt khác, trong những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật chuyên ngành, trong đó có những quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn và xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động, nhưng mới dừng lại ở các nguyên tắc chung, chưa được quy định cụ thể, như tại khoản 3, Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 mới chỉ quy định nguyên tắc chung của việc sử dụng vũ khí quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, chưa quy định cụ thể thẩm quyền quyết định sử dụng; trong khi đó, Cảnh sát cơ động là lực lượng được trang bị nhiều loại vũ khí quân dụng, thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, theo đội hình chiến đấu; tại khoản 1 Điều 5 Luật Công an nhân dân năm 2018 và khoản 3 Điều 26 Luật Quốc phòng năm 2019 đều xác định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng”, trong đó Cảnh sát cơ động là lực lượng được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại.

Do vậy, cần luật hóa các quy định của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động để tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cảnh sát cơ động.

Cùng với đó, Luật Cảnh sát cơ động được xây dựng nhằm luật hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách củng cố, tăng cường QP-AN đối với lực lượng CAND nói chung, Cảnh sát cơ động nói riêng. Cụ thể như: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã xác định:

“…Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng Hải quân, Phòng không, không quân, lực lượng An ninh, Tình báo, Cảnh sát cơ động…”; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định: “… Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa các lực lượng Hải quân, Phòng không, không quân, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật, Cảnh sát biển, Tình báo, Cơ yếu, An ninh, Cảnh sát cơ động…”.

Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác công an trong tình hình mới, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 03/8/2015 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đều xác định ưu tiên kinh phí, đầu tư trang bị phương tiện bảo đảm cho lực lượng Cảnh sát cơ động tiến thẳng lên hiện đại. Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động quy định Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ngày 31/3/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hiện đại hóa lực lượng Cảnh sát cơ động đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.

 Do vậy, việc xây dựng Luật Cảnh sát cơ động là một bước quan trọng để thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH.

KC (Còn nữa)

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông