19:20 02/01/2025 Điều 7 Chương II Luật Phòng, chống mua bán người, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/11/2024, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, đã đưa ra những quy định cụ thể về “ Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người”
Theo đó, Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người được quy định như sau :
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người, đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a. Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người và pháp luật có liên quan;
b. Mục đích, thủ đoạn, hành vi mua bán người và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của Luật này;
c. Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
d. Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người;
e. Chống xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân;
g. Các biện pháp bảo vệ và chính sách hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; kết quả xử lý vụ việc mua bán người theo quy định của pháp luật;
h. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a. Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b. Cung cấp tài liệu;
c. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động thông tin cơ sở;
d. Thông qua hoạt động ngoại khóa tại cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
đ. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
e. Sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính;
g. Thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp;
h. Thông qua tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
i. Các hình thức phù hợp khác.
4. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích sự tham gia của nạn nhân vào công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người lao động tại các khu công nghiệp, người làm việc tại cơ sở kinh doanh casino, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xoa bóp và người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có nhiều công dân kết hôn với người nước ngoài, đi làm việc ở nước ngoài, địa bàn có tình hình mua bán người diễn biến phức tạp.
Cùng với đó, tại Điều 8 Chương này của Luật quy định “Tư vấn về phòng, ngừa mua bán người’’.
Người chuẩn bị tham gia vào quan hệ về lao động, việc làm, hôn nhân, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hoặc các dịch vụ khác dễ bị lợi dụng để mua bán người được cơ quan, tổ chức quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này tư vấn các nội dung sau đây:
1. Kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người;
2. Hướng nghiệp, việc làm, di cư an toàn; thông tin về mục đích, thủ đoạn, hành vi mua bán người, kỹ năng xử lý trong trường hợp là nạn nhân bị mua bán và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
3. Thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó.
Tố Oanh
15:14 03/01/2025
15:32 30/12/2024
16:50 27/12/2024
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024