Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 Thanh tra lại được thực hiện khi nào?

12:55 03/04/2025

Tại Điều 56, Chương IV, Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Thanh tra lại”.

Theo đó, việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;

b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;

c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;

d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

Thời hiệu thanh tra lại là 2 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Về hồ sơ thanh tra, Điều 57 của Luật quy định: Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.Việc mở hồ sơ thanh tra bắt đầu từ ngày người có thẩm quyền ký ban hành quyết định thanh tra và kết thúc hồ sơ vào ngày người có thẩm quyền ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm hoàn thành việc lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.

Tố Oanh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông