Quan tâm đầu tư phát triển văn hóa

    15:56 13/06/2024

    Sáng 3-6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Đây là một động thái rất quan trọng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong phát triển văn hóa.

    Theo đó,chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập. Cụ thể, đầu tư xây dựng và hoạt động của các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia. Đề xuất này nhằm triển khai các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, quảng bả hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. 

              Đồng thời, tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm… Chương trình được thực hiện trong 11 năm (từ năm 2025 đến 2035), chia làm 3 giai đoạn, gồm giai đoạn năm 2025, 2026-2030 và 2031-2035.

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2024 độc đáo, đặc sắc và ấn tượng

               Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát. Đó là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.

    Cùng với đó là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, huy động, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa. Xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao. Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo, tiếp thu và nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy "sức mạnh mềm" văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

              Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%); vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

                Như vậy, văn hóa đã và đang thực sự được quan tâm với những kế hoạch hành động rất cụ thể. Một số đại biểu Quốc hội cho biết, trước đây, đầu tư cho văn hóa chủ yếu được thực hiện thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, mang lại hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Sau năm 2015, nguồn lực đầu tư cho văn hóa chủ yếu qua kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm, nhưng luôn ở mức thấp và thiếu chính sách xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực này. Những khó khăn về nguồn lực đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển văn hóa. Nhiều di sản, di tích văn hóa – lịch sử bị mai một, xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

    Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, cử tri và nhân dân rất phấn khởi, trông đợi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa và kỳ vọng rất lớn tại kỳ họp lần này, Quốc hội xem xét, quyết định để khi được triển khai thực hiện sẽ tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa, thực hiện đúng phương châm:“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa”./.

                                                                                                                                          Hồng Thanh 

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    tin bài cùng chuyên mục:

    Nhà báo Robot

    Nhà báo Robot

    09:56 24/06/2024

    Lan tỏa cái đẹp

    Lan tỏa cái đẹp

    14:46 02/05/2024

    'Cuộc chiến' đỗ xe

    "Cuộc chiến" đỗ xe

    09:23 06/04/2024

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông