Chuyện thời cuộc: Chấn chỉnh chợ ngoài luồng

21:29 17/11/2022

Thời gian gần đây, thành phố đã có nhiều văn bản liên quan cũng như chỉ đọa quyết liệt các đơn vị, địa phương ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa lập lại kỷ cương trật tự, trả lại mỹ quan đôi thị mà còn nhằm giải quyết triệt để một vấn đề được xem như vấn nạ đã tồn tại nhiều năm qua. Trong đó có hoạt động tự phát của hệ thống thương mại hè phố và chợ ngoài luồng.
Tình trạng đường bị lấn chiếm làm chợ kéo dài nhiều năm qua.

          Hải Phòng là thành phố lớn, với lợi thế cảng biển, từ lâu đã là trung tâm buôn bán của khu vực vùng duyên hải Bắc Bộ, các chợ Hải Phòng một thời đã nổi tiếng cả nước, với những cái tên như chợ Sắt, chợ Đổ, chợ Ga… Tuy nhiên mấy chục năm trở lại đây, sự bùng nổ của thương mại hè phố và việc phát triển nhanh chóng các mô hình trung tâm thương mại đã khiến hệ thống chợ Hải Phòng trở thành bức họa hỗn độn, bộc nhiều bất cập.

          Một góc độ khác, thực tiễn cho thấy, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất lớn, nhưng việc khai thác theo kiểu tận thu mặt bằng đã biến bộ mặt chợ thành nhếch nhác. Theo số liệu thống kê, toàn thành phố có khoảng hơn 150 chợ, xếp thứ tự thành 3 hạng (1,2,3), nhưng ngoài hệ thống chợ nằm trong danh mục quản lý đang tồn tại, còn có một số lượng rất lớn các chợ tự phát với quy mô khác, thường được gọi là chợ “cóc”, chủ yếu dựa vào lòng đường, vỉa hè, lòng ngõ lớn hoặc các tụ điểm giao cắt để hoạt động.

          Công bằng mà nói, chợ truyền thống các loại bao gồm cả chợ chính thống lẫn chợ ngoài luồng đã đóng góp rất lớn trong phục vụ tiêu dùng, đa dạng hóa việc lưu thông và trao đổi hàng hóa, đem lại nhiều tiện ích cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, dạng hình chợ này cũng tồn tại không ít bất cập, không chỉ nhiễu về giá, gian lận thương mại ở chợ truyền thống vẫn bị coi là vấn nạn, hàng thật hàng giả, hàng tốt hàng xấu lẫn lộn, rồi cả những câu chuyên tiêu cực trong cân – đo – đong – đếm. Chưa kể những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản hàng hóa và các chế độ hậu mãi chăm sóc khách hàng... 

          Bên cạnh đó, chợ ngoài luồng còn để lại nhiều hệ lụy khác như gây mất mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông nghiêm trọng và tạo ra bất bình đẳng về môi trường cạnh tranh, chưa kể những vấn đề phát sinh liên quan đến ANTT. Đáng chú ý, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, trong những thời điểm triển khai công tác giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh Covid-19, một số tuyến chợ ngoài luồng trên địa bàn thành phố đã được dẹp bỏ. Nhưng đến thời điểm này, cảnh họp chợ tự phát đang tái diễn như cũ.

          Thực tế tính đến thời điểm hiện tại, các chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối hàng hóa chủ lực của thành phố, với lợi thế phân bố theo mạng lưới trên nền tảng phát triển lâu đời, và phương thức giao dịch linh hoạt. Nhưng như đã nói ở trên, những nhức nhối phát sinh trong đó đang tạo ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh tốt đẹp của Hải Phòng.

          Thiết nghĩ, trong bối cảnh hiện nay, khi thành phố đang thúc đẩy mạnh mẽ hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại, thì việc quản lý, khai thác hiêu quả tiềm năng của các chợ truyền thống cũng là việc đáng bàn. Bên cạnh đó, công tác chấn chỉnh, xử lý tình trạng vi phạm của thương mại hè phố cũng cần những giải pháp thường xuyên, quyết liệt và trọng tâm hơn, nhất là trng những thời điểm nhạy cảm như hiên nay, khi thời gian đã bước vào những tháng cuối năm.

          Hoàng Minh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông