Chuyện thời cuộc: Học môn Lịch sử

15:40 22/05/2022

Theo kế hoạch Giáo dục phổ thông mới, chương trình lớp 10 chỉ yêu cầu học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, còn lại môn Lịch sử và một số môn khác được đưa vào dạng hình tự chọn. Việc đưa Lịch sử vào nhóm môn tự chọn ở cấp THPT thời gian qua đã có nhiều ý kiến trái chiều.

(Ảnh minh họa)

Trong đó, nhóm ý kiến phản biện kế hoạch này cho rằng, Lịch sử là môn bản lề để học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan và lòng yêu nước nên phải là môn học bắt buộc.

Cho rằng sự hiểu biết lịch sử là thước đo của lòng tự tôn dân tộc, đồng thời ý thức rõ nét hơn về vai trò của đất nước cũng như sự đóng góp xây dựng đất nước. Trong một số cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, nội dung này cũng được đưa ra thảo luận, thể hiện băn khăn của cử tri.

Như vậy có thế nói, mặc dù theo đề xuất thì các môn tự chọn cho bậc THPT bao gồm hàng chục môn học phổ biến khác như Hóa, Lý, Sinh, Địa, Tin… nhưng thời gian quan môn Lịch sử nhận được nhiều ý kiến nhất, cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đến môn học này.

Nhưng cũng có lẽ vì thế, nhiều người nghe qua thông tin, ngỡ rằng chỉ có môn Lịch sử bị “xem nhẹ”, thậm chí còn tưởng môn Lịch sử bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ thống giáo dục?

Thực tế không phải như vậy, môn Lịch không bị xem nhẹ hay xóa sổ trong chương trình mới. Theo các nhà chuyên môn, Chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, được trang bị tri thức phổ thông nền tảng, trong giai đoạn này Lịch sử vẫn là môn bắt buộc, với hệ thống kiến thức cốt lõi từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.

Còn bậc học Trung học phổ thông được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, nhằm giúp học sinh tiếp cận, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông, môn Lịch sử và một số môn khác được đưa vào nhóm các môn tự chọn.

          Nhìn lại thời gian, đây không phải lần đầu tiên người ta nói nhiều về môn Lịch sử, đã có lúc tranh luận về học trình, về tư liệu và dữ kiện lịch sử trong sách giáo khoa phổ thông đã khá sôi nổi.

Cũng có ý kiến cho rằng khối lượng trong hệ thống môn học Lịch sử cho các bậc học phổ thông quá nặng đối với học sinh, dẫn đến tình trạng học sinh ngại học môn này, hậu quả là có nhiều người Việt Nam… dốt sử. Bên cạnh đó, cũng có không ít luận điệu tiêu cực, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn sử trong các trường học.  

          Qua sự việc lần này, như đã nói ở trên là môn Lịch sử nhận được sự quan tâm khá lớn của cộng đồng. Nhưng một số bài viết, quan điểm cá nhân thông qua các trang mạng xã hội cũng như báo chí truyền thông thể hiện sự tiếp cận khá mập mờ, có không ít sự “nói theo” mà không hiểu rõ bản chất vấn đề.

Dẫn đến sự suy diễn không mấy tích cực về chính sách giáo dục của nước ta, thậm chí còn tạo cơ hội cho các thế lực thù địch được thể xuyên tạc, bóp méo sự thật.

          Đây bài học không nhỏ trong cách thể hiện trách nhiệm đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.

          Hoàng Minh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông