Chuyện thời cuộc: Lại ứ hàng nông sản

16:50 22/10/2019

Theo tin từ Bộ Công thương, thời gian gần đây tại một số cửa khẩu giáp biên với Trung Quốc, lại xuất hiện tình trạng ùn ứ nông sản của Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch, nhất là khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

(Hình ảnh minh họa)

Trước tình trạng này, Bộ Công thương đã thành lập đoàn công tác, thị sát tình hình và phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tìm hướng giải quyết.

          Nhìn lại hơn 30 năm đổi mới mở cửa nền kinh tế, Việt Nam từ một nước nghèo phải nhập khẩu lương thực nói riêng và nông sản nói chung, đã trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này thuộc diện đứng đầu thế giới.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam, tính cả đường xuất khẩu chính ngạch và hoạt động biên mậu khác. Đặc biệt, với rau củ quả có thể khẳng định Trung Quốc là thị trường trọng yếu.

          Mặc dù vậy, bài học từ kết quả hoạt động nêu trên đã hiển hiện rất rõ, chúng ta luôn ở thế bị động khi không quy hoạch được nguồn cung và càng chưa thể kiểm soát được biến động của thị trường tiêu thụ.

Có thể nói cả hai điều này đều từ nguyên nhân chủ quan xét về kinh tế vĩ mô, nên hàng hóa xuất khẩu không những có giá trị gia tăng thấp vì chủ yếu là tiểu ngạch, mà còn luôn ở trạng thái thắc thỏm, việc ùn ứ tại biên giới chính là một ví dụ điển hình.

          Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cả Việt Nam và Trung Quốc đều phải hướng đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, các phương thức truyền thống cũng như tiêu chuẩn hàng hóa đòi hỏi phải thích ứng.

Gần đây, Trung Quốc đang thực hiện khá mạnh mẽ điều này, nên việc họ siết chặt kiểm soát hàng hóa xuất nhập tiểu ngạch cũng là điều dễ hiểu. Đây cũng là lý do khiến cho năm 2019, giá trị xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã giảm đáng kể.

          Trở lại với tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh, sản phẩm chủ yếu được đưa ra từ phía Nam gồm các loại quả chuối, chôm chôm, thanh long… với lưu lượng khoảng 500 xe xuất khẩu/ngày.

Được biết các đoàn công tác của Bộ Công thương và tỉnh Lạng Sơn đã hoạt động tích cực, làm việc với cơ quan chức năng phía Trung Quốc, tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu thông quan.

Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp cục bộ, còn cuộc chơi muốn kéo dài hiệu quả đương nhiên chúng ta phải thay đổi, chủ động tham gia chứ không thể theo phương thức cũ.

Hoàng Minh

                                                                               

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông