Chuyện thời cuộc: Ngày Pháp luật Việt Nam

14:29 25/09/2022

UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 trên địa bàn Hải Phòng, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời giáo dục, lan tỏa ý thức thượng tôn pháp luật, khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa của Ngày Pháp luật nói riêng và vai trò của Pháp luật nói chung trong đời sống xã hội.
Pa-no tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam.

          Cách đây 76 năm, vào ngày 9/11/1946, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được thông qua. Kể từ đó đến nay, ngày 9/11 đã đi vào lịch sử dân tộc, như một mốc son chói lọi ghi dấu tinh thần độc lập, tự do, tự chủ và tự cường, với ý nghĩa khởi sinh Pháp luật của Nhà nước Việt Nam mới. Từ năm 2012, ngày 9/11 được thể chế hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục Pháp luật, trở thành Ngày Pháp luật Việt Nam.

          Theo khái niệm chung, Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.

          Phù hợp với thực tiễn khách quan, với quy luật vận động và phát triển của đời sống, dựa trên cơ sở công lý và phù hợp với các quyền tự nhiên của con người, đảm bảo mọi người đều bình đẳng tước Pháp luật.

          Pháp luật và việc thực thi Pháp luật cũng có ý nghĩa như là thước đo chất lượng phát triển của xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay.

          Trên lộ trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền, những năm qua Việt Nam đã có bước tiến đột phá trong việc xây dựng, thông qua và ban hành các văn bản Pháp luật. Việc ban hành các văn bản Pháp luật cũng như quá trình triển khai thực hiện Pháp luật đã góp phần hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa Việt Nam ngày càng tiến nhanh, tiến xa.

          Nói theo cách nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

          Trên thực tế, ở Hải Phòng cũng như cả nước, công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật luôn được coi trọng, ý thức Pháp luật cũng như việc triển khai thực hiện Pháp luật đã thấm sâu vào đời sống xã hội, từ các cấp ủy Đảng, Chính quyền, đến các tầng lớp Nhân dân, cơ bản đã “sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật”.

          Tuy nhiên bên cạnh đó, còn một bộ phận xã hội, bao gồm cả cán bộ công quyền lẫn công dân vẫn chưa thực sự thấm nhuần Pháp luật, việc vi phạm Pháp luật vẫn hiển hiện, đôi khi là sự thiếu hiểu biết, yếu nhận thức Pháp luật. Nhưng cũng không ít trường hợp cố ý vi phạm Pháp luật. Đây chính là những lực cản, những nút thắt trong công cuộc phát triển.

          Bởi vậy, tiếp tục các hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đi đôi với tuyên truyền phổ biến Pháp luật, đảm bảo nghiêm túc tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật thực sự là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

          Cho thấy, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam là rất quan trọng, như một dấu “nhắc” trong các mối quan hệ xã hội, để mỗi người chúng ta luôn nhớ và tự hào mình là thành viên trong một xã hội Pháp luật.

          Trở lại với Kế hoạch số 221/KH-UBND nêu trên, tin tưởng rằng quan điểm cảu thành phố về Ngày Pháp luật Việt Nam sẽ được các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng.

          Từ đó góp phần nâng cao hơn nữa ý thức, nhận thức Pháp luật trong cộng đồng xã hội, đưa Việt Nam tiếp tục phát triển trên nền tảng Nhà nước Pháp quyền, được vận hành thông thoát bởi một cơ cấp Pháp luật ưu việt.

          Hoàng Minh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông