Chuyện thời cuộc: Tổn thương chính sách

10:21 30/05/2020

Trước sức tấn công của đại dịch thế kỷ Covid-19, hình ảnh Việt Nam trở thành tiêu biểu khắp thế giới không chỉ ở việc khống chế thành công dịch bệnh, duy trì tăng trưởng kinh tế, mà còn thể hiện tính nhân văn cao cả, khi triển khai khoản kinh phí tới 62 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội.

(Hình ảnh minh họa)

          Tuy nhiên, mặc dù trong các văn bản chỉ đạo, Chính phủ và các địa phương đều chủ trương triển khai minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, nhưng câu chuyện vừa xảy ra ở tỉnh Hòa Bình cho thấy, những vết ngứa nhỏ vẫn hiển hiện, làm tổn thương chính sách.

          Cụ thể như báo chí đã nêu, tại một số xã ở huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), đã có những dấu hiệu không minh bạch trong việc chi tiền hỗ trợ cho người dân, người xứng đáng thì bị đưa ra ngoài danh sách, người không thuộc diện thì lại được nhận tiền. Vụ việc được xử lý, nhiều cán bộ cấp thôn, xã đang bị tạm đình chỉ công tác, dù quy mô không lớn nhưng tính chất vụ việc đã phản ánh vấn đề không nhỏ.

          Trước đó ở Thanh Hóa, câu chuyện về hàng nghìn hộ dân có đơn “xin từ chối nhận hỗ trợ” cũng được coi là hiện tượng bất thường, rồi cũng ở tỉnh này có chuyện “sáp nhập” để hạ chỉ tiêu hộ nghèo lấy thành tích. Bước đầu những vụ việc này cũng đã và đang được làm rõ, nhưng dù do thành tích hay vì động cơ “tham nhũng vặt”, cùng đều không thể chấp nhận được.

          Cần phải thấy rằng, từ lâu các chính sách xã hội được ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như sự chia sẻ của cộng đồng đối với những người thuộc diện yếu thế trong xã hội. Đấy là một trong những động thái tích cực góp phần làm nên bản chất ưu việt của Nhà nước Việt Nam, mà việc triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng trong đợt dịch Covid-19 là một điển hình.

          Nhưng trong quá trình thực hiện, vẫn thường xuyên xảy ra những hiện tượng trục lợi chính sách, thậm chí ở một số nơi, một số vụ việc còn bộc lộ rất trắng trợn, coi thường kỷ cương phép nước.

Điều đó không những làm tổn hại ý nghĩa nhân văn của các Chương trình hỗ trợ, làm tổn thương các đối tượng “yếu thế”, mà rất có thể khiến quá trình triển khai các gói hỗ trợ khó khăn hơn, thiếu kịp thời do phải cẩn trọng rà soát.

          Rõ ràng đây là vấn đề không nhỏ, cần được quán triệt sâu sắc hơn nữa tới đội ngũ những cán bộ cơ sở, để tinh thần chia sẻ cộng đồng cũng như các chính sách xã hội đến được đúng, đủ người “yếu thế”.

                                                                                                   Hoàng Minh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông