Chuyện thời cuộc: Văn hóa đọc thời đại số

09:59 09/08/2022

Ủy ban Nhân dân thành phố vừa ban hành Kế hoạch 189/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố. Điều đáng lưu ý là, Kế hoạch đặt ra mục tiêu đến năm năm 2025, 100% thư viện công lập trên địa bàn thành phố cùng với Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số.

 

(Ảnh minh họa)

          Đây tiếp tục là một trong những động thái thể hiện quyết tâm cao của thành phố Hải Phòng, trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân về ý nghĩa phát triển văn hóa đọc, định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống, giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ, tốt đẹp, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.     

          Kế hoạch cũng yêu cầu phải quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thành phố về chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa đọc.  Các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương phải hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc. Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.

          Có thể nói, cùng với sự phát triển của nhân loại, văn hóa đọc được xem như một món ăn tinh thần trong đời sống cộng đồng, là một kênh hữu hiệu phản ánh sách trình độ tri thức của xã hội, cũng như gìn giữ, bồi đắp làm giàu kho tàng văn hóa nói chung. Trước tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hình thức phát hành dữ liệu đọc ngày càng trở nên đa dạng, phần nào đã làm phân tán tư duy đọc truyền thống. Chính vì vậy, việc phát triển văn hóa đọc luôn được chú trọng, thực sự trở thành cộc vận động văn hóa lớn trong cộng đồng thời gian qua.

          Trước khi nói đến số hóa, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm phong phú hơn, tiệc ích hơn cách thể hiện tri thức từ sách, đặc biệt là hình thức phát hành trên nền tảng Internet. Từ đó, làm chuyển hướng phương pháp hưởng thụ, đồng thời cũng làm thay đổi cách tiếp cận và nhu cầu của của người đọc, nhưng những gì đã và đang hiển hiện, cho thấy đọc vẫn là xu hướng đại chúng, giúp người dân cập nhật kiến thức mới.

          Trở lại với Kế hoạch 189/KH-UBND, rõ ràng mục tiêu này là việc nâng tầm mang tính kỹ nghệ cho hình thức phát hành, thay phương pháp in sách giấy truyền thống bằng phương pháp phát hành trên nền tảng số, giúp người đọc tìm đến nhanh hơn, nhiều hơn các loại sách, tùy chọn theo nhu cầu cũng như gợi ý phát sinh nhu cầu. Điều này cũng phản ánh đúng bản chất tốt đẹp của văn hóa đọc, thực sự là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại số.

          Hoàng Minh

 

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông