Chuyện thời cuộc: Báo động!

10:41 12/12/2019

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ tự tử trên toàn cầu đã tăng 60% trong vòng 45 năm qua. Tự tử cũng chính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 13 ở mọi lứa tuổi, trong đó có đối tượng là trẻ vị thành niên.

Tại Việt Nam, từ cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên thì tỷ lệ thanh thiếu niên từng có cảm giác buồn chán là 73% trong tổng số 10.000 em được hỏi và có khoảng  30% trong số đó đã từng nghĩ đến chuyên tự tử.

Những số liệu trên cho thấy hiện tượng tự tử ở lứa tuổi học sinh đang diễn ra rất phức tạp và gióng lên hồi chuông báo động đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Mới đây thôi, vụ việc cháu bé 11 tuổi tự tử từ tầng thứ 29 của một khu chung cư tại Hà Nội đã làm rúng động dư luận. Bức thư em để lại là mong muốn một gia đình có đủ bố mẹ. Rồi một em học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh nhảy từ tầng 4 xuống sân trường và bức thư tuyệt mệnh để lại đã xác định nguyên nhân là từ áp lực học tập, điểm số…

Nhìn chung các vụ học sinh tự tử ở Việt Nam thường xuất phát từ mọt số nguyên nhân như không đạt kết quả mong muốn trong học tập; gia đình có những xung đột không thể giải quyết trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa bố-mẹ; bị người thân, bạn bè, thậm chí là cộng đồng mạng xúc phạm, vu oan, hiểu lầm; bị ngăn cấm trong tình yêu; mặc cảm tội lỗi như bị phát hiện quay cóp bài, trộm đồ, tiền của những người xung quanh…

Trước những tình huống đó, các em đã không dám đương đầu với những khó khăn, bế tắc, thêm nữa lại không có người chia sẻ, động viên, định hướng và các em đã rơi vào trạng thái không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Bề nổi của những vụ học sinh tự tử, chúng ta thường cho rằng đó là hành động “dại dột, bồng bột”, song nhưng vụ việc xảy ra gần đây người lớn cần ngẫm lại và đánh giá, nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc, từ đó rút ra những bài học, những điều cần tránh, hạn chế để không có những sự việc thương tâm xảy ra.

Trong đó, yếu tố gia đình được xem là quan trọng nhất. Khi các em bất an, căng thẳng trong lớp học hay trước những tác động tiêu cực của xã hội như bạn bè, mạng xã hội, xu hướng, trào lưu thì gia đình phải là nơi giải toả, nâng đỡ, xây dựng nhân cách cho các em. Rồi khi trong chính nội tại gia đình xảy ra những mẫu thuẫn thì thầy cô, bạn bè lại là chỗ dựa tinh thần cho các em. Những mối quan hệ ấy sẽ tương hỗ, bổ trợ cho nhau, để trước những khó khăn phát sinh, các em tìm thấy ánh sáng, thấy đường đi, không để rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỷ và thấy bế tắc trong cuộc sống.

Âu, trách nhiệm chính vẫn thuộc là người lớn chúng ta.

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông