09:17 16/05/2019 Hiện nay dệt may đang là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là ngành có tầm quan trọng đặc biệt, thúc đẩy xuất khẩu lớn đem lại giá trị kinh tế cao và giải quyết được số lượng lớn việc làm cho người lao động trên cả nước. Năm 2018, ngành này đã xuất khẩu 36,3 tỷ USD và mục tiêu năm 2019 đạt 40 tỷ USD.
Bên cạnh những thuận lợi, ngành dệt may cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Đó là nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu. Ngành dệt tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành may nên ngành may không chủ động trong sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng về thời gian, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ngành may còn thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Giá lao động rẻ (là 1 ưu thế) nhưng chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào tạo chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra công ty có khả năng xuất khẩu hàng may mặc và gia công là chủ yếu chứ không thực hiện xuất khẩu trực tiếp.
Tuy ngành dệt may có sự đầu tư lớn nhưng chưa đồng bộ, nhiều máy móc thiết bị đã lạc hậu. Việc xây dựng thương hiệu riêng còn kém nên chưa có hệ thống kênh phân phối rộng ra thị trường trong và ngoài nước mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để tiêu thụ sản phẩm khiến việc tiêu thụ yếu. Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn làm theo mẫu mã đặt hàng của nước ngoài để xuất khẩu…
Thừa nhận thực tế đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ sống còn là phải tăng giá trị, phải có vải, chứ không thể mãi dừng lại ở bước gia công. Vì vậy, nhà đầu tư trong nước cần làm chủ tình hình. Bởi ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 70%.
Nhận thấy vai trò của ngành dệt may đối nền kinh tế, Chính phủ đã có chủ trương chiến lược để phát triển ngành công nghiệp này. Dự kiến, chiến lược này sẽ trình Chính phủ trong quý III/2019 và mở rộng ra toàn quốc. Tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, yêu cầu đầu tiên đặt ra là phải hoàn thiện hệ thống trong ngành dệt may, nhất là các ngành phụ trợ. "Đã đến lúc, Việt Nam chủ động gia tăng giá trị nội địa hóa, coi chủ động về công nghiệp phụ trợ là yếu tố then chốt". Các doanh nghiệp dệt may cũng cần phải chủ động cải thiện chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh, nhất là công nghiệp phụ trợ, nếu không Việt Nam sẽ bị thua thiệt trong CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
Bùi Hạnh
17:47 02/12/2024
17:38 02/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng
Công an quận Kiến An: Điều tra làm rõ đối tượng trộm cắp tài sản
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão