19:34 05/10/2020 Sau gạo, tôm thì nhiều mặt hàng nông sản khác “Made in Việt Nam” như dừa, thanh long, bưởi, xoài, chanh leo, cà phê… đã xuất hiện tại thị trường EU. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bao trùm một màu xám lên nền kinh tế toàn cầu thì đây là tín hiệu đáng mừng đối với Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu-Bộ Công thương thì sau 1 tháng triển khai Hiệp định EVFTA, tức là trong tháng 8-2020 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt mức cao nhất, tính từ đầu năm đến nay. Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả của Việt Nam sang EU đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng 7-2020. Tiếp đến, do được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% nên giá xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tăng từ 80 đến 200 USD/tấn, so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Mới đây thôi, trung tuần tháng 9-2020, lô hàng gần 300 tấn cà phê của một doanh nghiệp Việt Nam cũng đã cập bến thị trường Đức, Bỉ-đánh dấu bước tiến đầu tiên của thương hiệu cà phê Việt Nam tại châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
Tổng hợp ước tính, trong tháng 8-2020, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản của Việt Nam sang EU đạt 350 triệu USD, tăng 17% so với tháng 7-2020.
Như vậy có thể thấy, ngành nông nghiệp liên tiếp nhận tin vui sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đặt nền tảng cho những bước tiến trong tương lai. Bên cạnh các mặt hàng nông sản thì nhiều mặt hàng khác như dệt may, giày da, đồ gỗ… cũng đang kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường EU khi cánh cửa EVFTA rộng mở.
Tuy vậy, theo các chuyên gia kinh tế thì mừng nhưng không chủ quan, bởi lâu nay thị trường EU vẫn được xem là khá khó tính với các tiêu chí, thông số ngặt nghèo. Minh chứng là nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Malayxia, Campuchia, Inđônêxia, Thái Lan… đã bị EU phạt thẻ vàng, thẻ đỏ do những vi phạm trong đánh bắt thuỷ, hải sản. Việt Nam hiện đang trong giai đoạn nỗ lực gỡ thẻ vàng.
Để duy trì và khai thác tối đa những lợi thế từ EVFTA, Chính phủ, Bộ Công thương và các ngành liên quan cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới doanh nghiệp, người dân về những cam kết trong lĩnh vực thương mại, hàng hoá, dịch vụ của Hiệp định. Đặc biệt là những cam kết về truy xuất nguồn gốc hàng hoá, cam kết về các tiêu chí bảo đảm an toàn sản phẩm, cam kết về tiếp cận thị trường… để các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu không gặp phải những sự cố đáng tiếc vì chưa hiểu đúng, đầy đủ về Hiệp định.
Kim Oanh
18:33 07/12/2023
Chuyên mục Luật Cảnh sát cơ động: 7 quyền hạn của Cảnh sát cơ động
Khởi tố, tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Chuyên mục Luật Cảnh sát cơ động: 9 nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
Trẻ trung, sôi nổi điểm cầu Hải Phòng cổ vũ Trọng Thành trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Hành trình vô địch lễ hội chọi trâu Đồ Sơn của "siêu trâu" nặng 1,3 tấn
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới
Công đoàn cơ sở chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc bộ: Tích cực hưởng ứng hiến máu tình nguyện
Khán đài Lạch Tray rực đỏ, bùng cháy tiếp sức đội tuyển Việt Nam
Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà nghỉ Bank Star I, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố khai mạc Hội thi Dân vận khéo năm 2023