08:18 25/12/2019 Liên tiếp trong những tháng cuối năm, Tổng Cục môi trường cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó đáng báo động là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và có cả Hải Phòng.
Cũng qua các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, có những ngày bầu trời thủ đô mù mịt khói bụi và Hà Nội được xếp vào tốp 10 thành phố trên thế giới có chỉ số AQI cao nhất là 316, mức nguy hại đối với sức khoẻ người dân.
Ấy thế nhưng, phải tới ngày 16-12 vừa qua, Bộ Y tế mới lần đầu phát đi thông điệp khuyến cáo người dân một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ vào những ngày chất lượng không khí bị ô nhiễm. Đó là người dân, nhất là nhóm người già, người bị mắc các bệnh về hô hấp hạn chế ra khỏi nhà, vận động thể dục thể thao, lao động vào thời điểm không khí được cảnh báo ở mức xấu; khi ra ngoài nên sử dụng khẩu trang, đeo đúng quy cách, bịt kín, khít; vệ sinh mũi, họng, mát bằng nước muối sinh lý sau khi đi ra đường và trước khi đi ngủ…
Đồng thời cũng khuyến cáo người dân theo dõi sát thông tin cập nhật tình hình chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường các địa phương thông báo.
Bộ chuyên ngành khuyến cáo để người dân bảo vệ sức khoẻ cho chính mình, song dường như đây mới chỉ là giải pháp phần ngọn và không ít người có cảm giác hoang mang vì không biết bao giờ chất lượng không khí mới được cải thiện? Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng không khí liên tiếp ở mức độ xấu? Đâu là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bền vững?
Các chuyên gia môi trường thì nhận định do nhiều nguyên nhân như khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các công trình xây dựng, từ hoạt động đốt rơm rạ, bếp lò, rồi cả đến yếu tố nghịch nhiệt của thời tiết… Thậm chí, có ý kiến cho rằng, bầu trời thủ đô chỉ có thể trong xanh trở lại nếu có một trận mưa?
Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng, song tất cả mới dừng ở mức thông tin, khuyến cáo, còn giải pháp thì rất…nửa vời!
Nhận thức được hậu quả khôn lường từ ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ của người dân, nhất là tỷ lệ các bệnh về hô hấp, mù loà… nhiều quốc gia đã có những giải pháp “mạnh” như hạn chế phương tiện giao thông, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu sạch, phủ bạt, phun nước tại các công trình xây dựng, xử phạt nghiêm những trường hợp để khói bụi phát tán, ảnh hưởng đến cộng đồng…
Đã đến lúc, sức khoẻ của người dân không thể dừng ở mức khuyến cáo, cảnh báo mà cần được các ngành, địa phương vào cuộc làm thực sự để chất lượng không khí được cải thiện, người dân không phải lo ngay ngáy mỗi khi ra đường.
Kim Oanh
16:24 22/09/2023
14:23 22/09/2023
21:21 21/09/2023
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới
Công đoàn cơ sở chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc bộ: Tích cực hưởng ứng hiến máu tình nguyện
Khán đài Lạch Tray rực đỏ, bùng cháy tiếp sức đội tuyển Việt Nam
125 Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Bộ đội Biên phòng thành phố khai mạc Hội thi Dân vận khéo năm 2023
Khai mạc Techfest Haiphong 2023: Đổi mới sáng tạo - Tăng tốc và tỏa sáng
Công an quận Ngô Quyền tổ chức tuyên truyền TTATGT cho hơn 1.100 học sinh Trường THPT Thăng Long
Diễn tập phương án chữa cháy và CNCH tại Tổ liên gia an toàn PCCC phường Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền)
Thị trấn Cát Bà lập lại trật tự đô thị, trật tự xây dựng địa bàn
Quận Hồng Bàng ký quy chế phối hợp bảo đảm TTATGT trường học
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông
Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH: Xử phạt vi phạm hành chính 7 trường hợp đỗ xe ở hè phố trái quy định