Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021

16:58 19/04/2021

Sáng 19-4, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty chủ trì Đại hội, cùng dự có 176 cổ đông, chiếm hơn 90% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 Công ty CP Nhựa thiếu niên Tiền Phong
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 Công ty CP Nhựa thiếu niên Tiền Phong

Tại Đại hội, Ông Chu Văn Phương, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc công ty đã báo cáo cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 và trình bày các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021. Trong đó nhấn mạnh, dưới sự tác động không nhỏ của dịch bệnh Covid-19 và sức ép cạnh tranh, song Nhựa Tiền phong đã phát huy nội lực, vượt khó thành công để về đích với thị phần được duy trì ở mức xấp xỉ 60% toàn quốc, tổng sản lượng đạt trên 90.000 tấn, doanh thu hợp nhất đạt 4.630 tỷ đồng, lợi nhuận gộp trước thuế hơn 523 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 11% so với năm 2019.

Ông Đặng Quốc Dũng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phát biểu tại đại hội
Ông Đặng Quốc Dũng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phát biểu tại Đại hội

Tình hình tài chính công ty cũng có những bước chuyển biến tích cực khi dư nợ vay giảm và quản lý tồn kho hiệu quả. Do đó, với kết quả đạt được cũng như mong muốn mang lại quyền lợi cao nhất cho các cổ đông, HĐQT đã trình phương án chia cổ tức bằng tiền năm 2020 với tỷ lệ chi trả ở mức cao là 25% và công ty đã thực hiện chi trả 15% vào ngày 27/11/2020, tiếp tục trả đợt 2 vào năm 2021 với tổng kinh phí gần 295 tỷ đồng.

Bước sang năm 2021, cũng là năm thứ 2 trong giai đoạn phát triển chiến lược 2020- 2025 và là giai đoạn để Nhựa Tiền Phong mở rộng thị trường với những sản phẩm mới mang tính tiên phong, như: ống PP 2 lớp gân sóng, ống luồn cáp điện 1 lớp, sản phẩm phục vụ thủy sản. Do vậy, HĐQT và Ban điều hành công ty tiếp tục duy trì các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thông qua Đại hội đồng cổ đông đề ra mục tiêu sản xuất kinh doanh cho năm 2021 với tổng sản lượng đạt 100.000 tấn, doanh thu thuần đạt 5.100 tỷ, lợi nhuận đạt 432 tỷ đồng và chi trả cổ tức dự kiến ở mức cao nhất từ trước tới nay với tỷ lệ 30% (trong đó 20% tiền mặt và 10% cổ phiếu).

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cũng như các doanh nghiệp trong ngành Nhựa nói chung, Nhựa Tiền Phong đã phải đối mặt với sự biến động từ giá nguyên vật liệu của hạt nhựa. Dù đã cố gắng tiết giảm chi phí nhưng việc giá tăng mạnh đã khiến Nhựa Tiền Phong buộc phải thay đổi mức giá thành phẩm cao hơn 10% (dù công ty đã cố gắng duy trì bình ổn gần 10 năm nay), để có thể đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp và mức độ tăng trưởng.

Tại Đại hội, HĐQT đã đề xuất Đại hội đồng cổ đông thông qua 9 nội dung: Kết quả hoạt động 2020 và phương hướng hoạt động 2020- 2021 của HĐQT; Kết quả sản xuất- kinh doanh 2020; Tài chính đã kiểm toán 2020; Phương án phân phối lợi nhuận 2020 gồm chi trả cổ tức, thù lao HĐQT. Quỹ khen thưởng phúc lợi và Quỹ đầu tư phát triển; Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2021; Kế hoạch đầu tư thường xuyên  năm 2021 gồm máy móc thiết bị mới, xây dựng cơ bản, …; Phương án chi trả cổ tức 2021;  Mức thù lao HĐQT 2021; Thông qua danh sách công ty Kiểm toán độc lập và ủy quyền cho HĐQT lựa chọn 1 trong 4 công ty Kiểm toán hàng đầu Việt Nam hiện nay thuộc danh sách đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua để kiểm toán cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp; Thông qua các quy định được sửa đổi bổ sung trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty; Thông qua chủ trương cập nhật Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản trị nội bộ công ty cho phù hợp với quy định pháp luật mới…

Bên cạnh việc chú trọng đổi mới và phát triển bền vững trong kinh doanh, Nhựa Tiền Phong còn hướng tới xây dựng hình ảnh thương hiệu là doanh nghiệp thân thiện với môi trường, cống hiến vì cộng đồng.

Nhiều năm qua, Công ty luôn trích một phần doanh thu từ các sản phẩm dành cho các hoạt động xã hội, xây dựng thêm những chương trình trợ giúp những hoàn cảnh khó khăn đột xuất trên mọi miền đất nước như Quỹ cánh diều xanh.

Từ năm 2017, Công ty và các doanh nghiệp, tổ chức đồng hành như Tập đoàn Đỉnh Vàng, công ty Tín Kim, Nhóm Thiện nguyện Từ tâm...đã triển khai chương trình Cầu nối yêu thương vói mục tiêu xây dựng 60 cây cầu trong giai đoạn 2017-2022. Nhưng hết năm 2020, 60 cây cầu dân sinh của Chương trình Cầu nối yêu thương đã được xây dựng cho người dân tại cácvùng khó khăn, qua những cây “cầu nối yêu thương” giúp người dân khắc phục khó khăn, tham gia giao thông thuận tiện hơn.

Toàn bộ chi phí để thực hiện chương trình xây dựng những cây cầu “Cầu nối yêu thương” trị giá khoảng hàng chục tỷ đồng được trích từ nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty.

Vũ Duyên

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông