Cty CP Thành Đại Phú Mỹ: Phấn đấu đưa nhà máy vào hoạt động trong tháng 6-2019

10:02 01/04/2019

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Cty CP Thành Đại Phú Mỹ - cho biết, doanh nghiệp đang tập trung lắp đặt hệ thống dây chuyền Nhà máy tái chế sản phẩm phụ gia ngành luyện kim” tại Lô CN2, Khu CN Nam Cầu Kiền, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên. Song song với đó, đơn vị cũng ký hợp đồng với các doanh nghiệp sản xuất thép để thu mua xỉ thép để đưa nhà máy vào hoạt động trong tháng 6-2019.

Công suất 2000 tấn/ngày

Theo báo cáo của Cty CP Thành Đại Phú Mỹ,  nhà máy tại Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khi đi vào hoạt động từ tháng 8-2015 cho đến hết quý 1- 2018, doanh nghiệp đã tiếp nhận và xử lý được trên 800.000 tấn xỉ luyện thép, khoảng 25.000 tấn tạp chất tách ra từ phế liệu.

Đến nay, trên 85% sản phẩm sau xử lý của doanh nghiệp là phụ gia xi măng và được cấp cho hàng chục nhà máy xi măng trên cả nước. Trên 12% sản phẩm làm vật liệu xây dựng, thay thế đá tự nhiên, được xuất cho các dự án trong các khu công nghiệp.

Doanh nghiệp đã đóng góp vào công tác xử lý chất thải rắn thông thường của ngành luyện thép, là bạn hàng và là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp sản xuất thép lớn trên toàn quốc.

Từ thành công của Dự án Nhà máy sản xuất phụ gia xi măng bột từ và vật liệu xây dựng từ tái chế xỉ thép tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Công ty CP Thành Đại Phú Mỹ đã triển khai xây dựng nhà máy thứ 2 tại KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng.     

Tiến độ xây dựng nhà máy đạt 85% khối lượng công việc

Theo đó, nhà máy được xây dựng trên diện tích đất sử dụng: 25.257 m2, công suất thiết kế: Xử lý, tái chế xỉ thép công suất 2.000 tấn/ngày; Xử lý chất thải đi kèm phế liệu sắt, thép nhập khẩu công suất 400 tấn/ngày.

Sản phẩm sau khi xử lý xỉ thép được sử dụng làm phụ gia xi măng, vật liệu xây dựng: 1.960 tấn/ngày; Sản phẩm bột từ, sắt thu hồi: 40 tấn/ngày.

Sản phẩm sau khi xử lý chất thải đi kèm phế liệu sắt, thép nhập khẩu gồm: bột từ, sắt thu hồi: 60 tấn/ngày; phế liệu nhựa, nilon, gỗ, bìa carton, kim loại khác: 100 tấn/ngày; sản phẩm tận thu làm vật liệu xây dựng: 230 tấn/ngày.   

Sau 3 năm triển khai các thủ tục để được xây dựng nhà máy, đến nay, doanh nghiệp đã đầu tư 150 tỷ đồng để xây dựng nhà máy xử lý, tái chế xỉ thép với công xuất 2.000 tấn/ngày.

Tiến độ nhà máy đã đạt khoảng 85% khối lượng công việc, công ty cùng đội ngũ chuyên gia đang lắp đặt hệ thống dây chuyền nhà máy được nhập khẩu từ nước ngoài về. Phấn đấu đến tháng 6-2019 đưa nhà máy vào vận hành xử dụng, sẽ tạo điều kiện cho 120 đến 150 lao động.

Giảm tải ô nhiễm, tăng nguồn phụ gia xi măng  

Sản phẩm phụ gia xi măng sau khi tái chế xỉ thép của Công ty CP Thành Đại Phú Mỹ đã chiếm được lòng tin của các nhà máy sản xuất xi măng nhiều năm nay.

Riêng trong phía Nam, công ty đã cung cấp phụ gia xi măng cho 12 nhà máy xi măng (20.000 tấn phụ gia xi măng/tháng) và xử lý xỉ thép cho 6 doanh nghiệp, (gần 50.000 tấn xỉ thép/tháng) góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy tái chế xỉ thép thành sản phẩm có ích cho ngành xây dựng và xi măng.

Tại miền Bắc, Cty xi măng Phúc Sơn (Hải Dương) đang sử dụng phụ gia xi măng của doanh nghiệp 8 năm nay. Ngoài ra, các nhà máy xi măng cũng đang chờ công ty tái chế xỉ thép ra xi măng để ký kết hợp đồng tiêu thụ phụ gia xi măng.

Phụ gia xi măng của công ty đã cung cấp cho 13 doanh nghiệp sản xuất xi măng 

Được biết, để phục vụ cho hoạt động “Nhà máy tái chế sản phẩm phụ gia ngành luyện kim” tại Khu CN Nam Cầu  Kiền (Hải Phòng), công ty đã tiến hành ký hợp đồng thu mua xỉ thép với Công ty Thép Việt Ý, Thép Việt Nhật tại thành phố Hải Phòng.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa- Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, khi nhà máy tại KCN Cầu Kiền đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý xỉ thép của các nhà sản xuất thép tại Hải Phòng và khu vực phía Bắc. Với công suất thiết kế của nhà máy như hiện nay mới chỉ đáp ứng được  50 % công suất nhà máy.

Hiện nay, cả nước có trên 800 doanh nghiệp sản xuất thép, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 44 triệu tấn/năm. Các doanh nghiệp sản xuất thép có mặt tại 32 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó các địa phương có nhiều nhà máy sản xuất thép và công suất lớn tập trung tại Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu...

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, để sản xuất ra 1 tấn thép thành phẩm với công nghệ luyện thép trung bình sẽ thải ra 165 kg xỉ; 19 kg vẩy ô xít sắt và nhiều loại chất thải khác.

TRUNG KIÊN   

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích