04:34 28/08/2013 Đang học năm thứ 3 Trường đại học mỏ địa chất Hà Nội thì tai họa bất ngờ ập xuống cuộc đời em Ngô Thị Thảo, sinh 1987, ở xã An Thắng, An Lão. Trong một lần ốm nặng phải nhập viện cấp cứu, Thảo đau đớn nhận kết quả suy thận mãn. Sau hơn một năm gồng mình chống lại bệnh tật, Thảo đành bỏ dở việc học tập để điều trị bệnh. Giờ đây, việc trở lại giảng đường đại học đối với em mãi chỉ còn là giấc mơ…
Đang học năm thứ 3 Trường đại học mỏ địa chất Hà Nội thì tai họa bất ngờ ập xuống cuộc đời em Ngô Thị Thảo, sinh 1987, ở xã An Thắng, An Lão. Trong một lần ốm nặng phải nhập viện cấp cứu, Thảo đau đớn nhận kết quả suy thận mãn. Sau hơn một năm gồng mình chống lại bệnh tật, Thảo đành bỏ dở việc học tập để điều trị bệnh. Giờ đây, việc trở lại giảng đường đại học đối với em mãi chỉ còn là giấc mơ…
Số phận nghiệt ngã Tôi gặp Thảo khi em vừa trở về từ Trung tâm thận nhân tạo BV Kiến An sau hơn 3 giờ lọc máu định kỳ. Do mắc bệnh suy thận đã gần 3 năm nay nên cơ thể Thảo rất gầy yếu, nặng chưa đầy 37kg, da nhợt nhạt, xanh xao và rất mệt mỏi. Vậy nhưng, Thảo vẫn giữ được vẻ đẹp đằm thắm của người con gái và sự lạc quan trong cuộc sống. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ đều đã già, sức khỏe yếu, Thảo vẫn phải tự mình gắng gượng đạp xe vượt quãng đường gần 10km, đến BV để lọc máu định kỳ 3 lần/tuần. Qua câu chuyện, được biết Thảo là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em. Kinh tế gia đình thuần nông nên bố mẹ Thảo quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng cũng chỉ đủ ăn. Do cuộc sống khó khăn nên từ khi còn học THPT, Thảo đã phấn đấu học tập tốt, mong ước sau này sẽ thoát khỏi cuốc sống vất vả, chân lấm tay bùn, có cơ hội tìm công việc ổn định, phụ giúp cha mẹ lúc tuổi già. Nhiều năm liền từ THCS đến THPT, Thảo đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến, được bạn bè và thầy cô yêu quý. Sau khi tốt nghiệp THPT, Thảo đăng ký dự thi vào Trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Sau bao ngày miệt mài đèn sách, rồi ngày đầu tháng 9-2006, Thảo vui sướng nhận được giấy báo trúng tuyển vào khoa chất - địa của trường này. Thảo đỗ đại học khiến gia đình và họ hàng vui mừng khôn tả. Thảo chính là niềm tự hào và là tấm gương học tập của các anh, chị em trong họ, bởi em là nữ sinh đầu tiên của dòng họ Đỗ đậu đại học. Ngày tiễn con lên trường nhập học, cha mẹ Thảo dặn dò chu đáo, lo cho con gái trước những bỡ ngỡ của cuộc sống xa gia đình. Dù nghèo khó nhưng cha mẹ vẫn quyết tâm vay mượn, làm thuê làm mướn nuôi Thảo ăn học bằng bạn bằng bè. Hai năm học đại học trôi qua rất nhanh, Thảo luôn nhận được học bổng của nhà trường do có nhiều nỗ lực phấn đấu trong quá trình học tập. Cứ tưởng rằng, cuộc sống sinh viên của Thảo sẽ được trọn vẹn, rồi sau này tốt nghiệp ra trường, Thảo sẽ về xin việc nơi quê nhà. Thế nhưng, tai họa bỗng dưng ập xuống, khi tháng 11-2008, bước sang năm thứ 3 đại học, Thảo cảm thấy trong người rất mệt mỏi, với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, mờ mắt và buồn nôn. Nghĩ rằng, do học tập, thức đêm nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên Thảo chủ quan không đến BV khám bệnh, mà vẫn đi học bình thường. Đến khi kiệt sức, choáng và ngất trên giảng đường, được bạn bè đưa đi cấp cứu tại BV, lúc đó Thảo mới sững sờ khi được bác sỹ thông báo kết quả em bị viêm cầu thận mãn, chuyển sang suy thận độ 2. Bác sỹ bảo bệnh của Thảo không chữa khỏi được, chỉ cầm cự ngày nào hay ngày đó. Cũng từ ngày bị bệnh, Thảo phải ăn nhạt hoàn toàn, kết hợp dùng các loại thuốc bổ thận và điều trị bệnh tích cực nhưng bệnh vẫn ngày càng tiến triển nặng... Từ ngày con bị bệnh, bà Phùng Thị Hạnh (mẹ Thảo) phải lên Hà Nội chăm sóc, thuốc thang cho Thảo để con cố gắng vừa điều trị bệnh vừa đến trường. Một mặt kết hợp điều trị bằng thuốc tây, vợ chồng bà Hạnh đưa Thảo đi chạy chữa bằng thuốc nam, với hy vọng gặp thầy, gặp thuốc, Thảo sẽ tai qua nạn khỏi để tiếp tục đến trường. Hai vợ chồng bà Hạnh không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập trông vào 5 sào ruộng và diện tích ao nuôi cá nhỏ, nên từ ngày Thảo bị bệnh, kinh tế gia đình đã khánh kiệt.
Bệnh nhân chạy thận tại BV Những đồ đạc trong nhà có gì đáng giá, bà Hạnh đều bán sạch, rồi vay mượn tiền họ hàng để chạy chữa cho con. Không vay mượn được nữa, vợ chồng bà Hạnh phải bán nhà, ra dựng tạm căn nhà nhỏ gần khu ao đầm đấu thầu của gia đình để có chỗ che mưa che nắng. Nhưng rồi số tiền bán nhà gần 200 triệu cũng đã cạn mà bệnh tình của Thảo vẫn ngày nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm. Đối với bà Hạnh thì có phải bán đi tất cả, dù có phải đi ăn xin, ăn mày bà cũng cam lòng để lo chạy chữa cho Thảo. Bà không chịu buông xuôi để đứa con gái tội nghiệp của mình phải chết vì bệnh suy thận. Nhưng bà lại lo, một ngày kia Thảo sẽ bỏ bà mà ra đi mãi mãi… Dang dở đường đến giảng đường Do uống thuốc nam không hợp nên cơ thể Thảo phù nề, toàn thân sưng to như con bò, dẫn đến sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Đang học kỳ I năm thứ 4 đại học, Thảo không đủ sức để đến trường nên buộc phải bảo lưu kết quả để về nhà chữa bệnh. Khi nhập BV Việt - Tiệp, tình trạng bệnh Thảo đã chuyển sang suy thận độ 3B, phải nhập viện điều trị nâng cao sức khỏe và duy trì chạy thận 3 lần/tuần. BV xa nhà, sức khỏe yếu nên Thảo xin chuyển sang Trung tâm thận nhân tạo BV Kiến An để duy trì chạy thận. Do bệnh tật hành hạ nên nhìn Thảo già hơn tuổi 26 của mình rất nhiều. Nhìn cánh tay gầy guộc của Thảo phải nối cầu tay sưng phồng, rồi những vết kim tiêm chằng chịt trên tay vẫn còn rỉ máu, tôi không khỏi mủi lòng. Hơn 3 năm sống chung với máy lọc thận, Thảo đã khóc cạn nước mắt vì số phận bất hạnh của mình và thương bố mẹ. Nhìn cảnh bạn bè tốt nghiệp đại học ra trường tìm được việc làm, rồi xây dựng gia đình, có cuộc sống hạnh phúc, Thảo lại thấy cay cay nơi khóe mắt. Thảo bảo rằng, nếu cho Thảo một điều ước, em chỉ ước rằng có một phép màu nào đó sẽ đến, để em được chữa khỏi bệnh, tiếp tục cắp sách đến giảng đường cùng bạn bè. Thế nhưng, tất cả trước mắt Thảo chỉ còn là giấc mơ quá xa vời bởi cơ thể của em ngày càng tiều tuy,å yếu dần đi vì căn bệnh suy thận quái ác hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần. Đã hơn 3 năm bảo lưu kết quả tại Trường đại học mỏ địa chất Hà Nội, Thảo đành từ bỏ tất cả để gắn quãng đời còn lại của mình với máy lọc thận của bệnh viện. Không được đến giảng đường, Thảo buồn rất nhiều nhưng điều khiến Thảo lo lắng nhất là sức khỏe của cha mẹ ngày một già yếu, vẫn phải làm thuê để lo cho cái ăn, cái mặc hàng ngày và tiền cho em đi chạy thận. Mặc dù được hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho người nghèo, Thảo chỉ phải đóng các chi phí điều trị 5% nhưng cộng cả tiền thuốc bổ, chi phí đi lại, mỗi tháng Thảo cũng tốn trên 2.300.000 đồng. Số tiền đó là cả một tháng lương mà bà Hạnh phải thức khuya dậy sớm đi làm thuê để lo cho Thảo. Thương mẹ nhiều lắm nhưng Thảo biết làm sao bây giờ. Sau những buổi đi chạy thận về, Thảo thấy sức khỏe có khá hơn đôi chút, em cố gắng giúp mẹ những việc vặt trong nhà, nhưng chỉ làm được chốc lát, Thảo lại mệt mỏi và phải nằm bẹp ở góc giường. Khi hỏi về cuộc sống tương lai, Thảo lại buồn và bảo rằng: “Em bị bệnh này, nay sống mai chết chẳng biết thế nào. Thuốc có tốt cũng chỉ sống được vài năm thôi chị ạ. Nhiều lúc em cũng muốn buông xuôi tất cả cho mẹ em đỡ khổ, nhưng em đi rồi chắc mẹ sẽ suy nghĩ nhiều và sẽ khổ nhiều hơn…”. Rồi Thảo lại kể câu chuyện về những bệnh nhân suy thận đang điều trị tại bệnh viện. Thảo đã tìm được sự chia sẻ, đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ. Thảo thấy rằng, mỗi người bệnh một hoàn cảnh, còn nhiều hoàn cảnh khổ hơn, đáng thương hơn mình nhưng họ vẫn biết vượt lên số phận nghiệt ngã. Qua những câu chuyện ấy, Thảo đã tìm được động lực để tiếp tục sống có ý nghĩa. Khi được hỏi về dự định của mình, Thảo chỉ mong sao có được vài triệu đồng tiền vốn, sẽ mua vài chục con gà mái đẻ, chăn thả và bán trứng, để có thêm tiền lo cho chi phí chạy thận định kỳ của mình. Thảo lo rằng, mẹ đã già rồi chắc cũng chỉ làm thuê được thời gian ngắn nữa thôi.
|
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão