Đồng bộ các giải pháp duy trì sự phát triển ổn định của ngành tôm trong tình hình mới

15:07 16/07/2021

Sáng 16-7, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến giải pháp phát triển ngành tôm năm 2021; triển khai Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 11-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm cầu Hải Phòng, các đồng chí lãnh đạo một số sở, ban, ngành, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hội Nông dân thành phố và các đơn vị liên quan thuộc Sở NN&PTNT tham dự hội nghị.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng

6 tháng qua, sản xuất giống tôm nước lợ nước ta nhập khẩu 83.804 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Sản lượng tôm bố mẹ trong nước có tôm thẻ chân trắng của Công ty Việt - Úc sản xuất được khoảng 9.100 con; tôm sú của Công ty TNHH Moana Ninh Thuận cung cấp ra thị trường khoảng 7.800 con. Sản lượng tôm giống ước đạt 55 tỷ con; trong đó, tôm thẻ chân trắng là 40,7 tỷ con, tôm sú 14,3 tỷ con (bằng 109% so với cùng kỳ năm 2020).

Về kết quả nuôi tôm thương phẩm và xuất khẩu, trong 6 tháng, sản lượng tôm nước lợ đạt 371 nghìn tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó sản lượng tôm sú đạt 113 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 258 nghìn tấn. Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện giảm do nguồn cung dồi dào và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây khó khăn trong việc thu mua, vận chuyển. Ước kim ngạch xuất khẩu tôm trong 6 tháng qua đạt 1,5 tỷ USD; trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD.

Theo kế hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ thì năm nay nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 con; cả nước duy trì, phát triển ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ là 740 nghìn ha; sản lượng tôm các loại đạt 980 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,8 - 4,0 tỷ USD…

Thời gian qua, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn rủi ro khi ngành tôm đang phát triển nóng, có thể dẫn đến lạm dụng trong sử dụng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; thời tiết khí hậu bất thường, nguy cơ phát sinh dịch bệnh; diễn biến dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh thương mại quốc tế khó lường…

Tại hội nghị, cùng với việc triển khai Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, bàn giải pháp khắc phục, tận dụng cơ hội để duy trì sự phát triển ổn định của ngành tôm trong tình hình mới.

Theo đó, để đạt được mục tiêu đề ra, Tổng Cục Thuỷ sản đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành tôm trong năm 2021 và đề nghị lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng

Cục Chế biến & Phát triển Thị trường nông sản chủ động, thường xuyên đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất giải pháp, kịp thời thông tin, tuyên truyền để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. Cục Thú y tăng cường kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh trên tôm nước lợ để có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế thiệt hại cho người nuôi, công tác kiểm dịch trong xuất, nhập khẩu tôm nguyên liệu; tăng cường xây dựng, phát triển vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh; kịp thời chia sẻ thông tin với Tổng cục Thủy sản để phối hợp chỉ đạo. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kiểm soát tốt chất lượng, ANTP thủy sản nguyên liệu; kiểm soát tạp chất, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm nhằm nâng cao chất lượng. Vụ hợp tác quốc tế kịp thời thông tin, phối hợp xử lý các rào cản từ thị trường nhập khẩu tôm.

Các địa phương thực hiệt tốt kế hoạch sản xuất tôm nước lợ năm 2021; chỉ đạo thực hiệt tốt các quy định về điều kiện nuôi, đăng ký đối tượng nuôi chủ lực; thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Các doanh nghiệp, người nuôi tôm khẩn trương thực hiện đăng ký đối tượng nuôi chủ lực theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC, … để nâng cao giá trị sản phẩm…

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích