Du lịch nông thôn hứa hẹn nhiều khởi sắc

14:30 25/09/2022

Ngày 2-8-2022, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Quyết định 922/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu mà chương trình hướng tới là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hoá và môi trường sinh thái của các địa phương. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị bao trùm, phát triển bền vững…
 Một số sản phẩm OCOP tham gia đánh giá, phân loại năm 2021

Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM trên cơ sở thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn. Qua đó, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các chỉ tiêu NTM. Vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong quá trình triển khai chương trình được phát huy tối đa. Sự tham gia tích cực, chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả cũng được thúc đẩy một cách mạnh mẽ.

Từ đó, tạo cơ sở, tiền lực cho du lịch nông thôn phát triển theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp, môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo.

 Cảnh sắc làng quê Hải Phòng ngày càng tươi đẹp

Sau hơn 4 năm triển khai (2018-2022) Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến nay nhiều địa phương trên phạm vi cả nước đã tiến hành đánh giá, công nhận 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Trong đó, có nhiều vùng, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long đã phát huy được tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, văn hoá, làng nghề truyền thống để hình thành các điểm du lịch nông thôn đặc sắc.

Đây chính là những điểm sáng cho cả nước học tập, nhân rộng, đánh thức tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Từ đó mở ra hướng đi mới cho du lịch nông thôn “cất cánh”.

 Cảnh sắc làng quê Hải Phòng ngày càng tươi đẹp

Chuẩn hoá các điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn

Tại Quyết định 922/QĐ-TTg đã xác định rõ một số chỉ tiêu cụ thể cho Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, cả nước phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển, chuẩn hoá các điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn; mỗi tỉnh/thành phấn đấu có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

 Cảnh sắc làng quê Hải Phòng ngày càng tươi đẹp

Mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù. Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 1 nhân viên thành thạo ngoại ngữ. Cùng với đó, Việt Nam sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.

Sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ xúc tiến thương mạ

          Đồng bộ các giải pháp

Để đạt được mục tiêu đề ra, tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, 6 nhóm giải pháp thực hiện và giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nguồn vốn được huy động triển khai chương trình gồm: vốn ngân sách trung ương được bố trí trong kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, vốn ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, cộng đồng dân cư...), vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác cùng nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ xúc tiến thương mại

Căn cứ vào các nhóm giải pháp, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 922/QĐ-TTg, Bộ NN&PTNT đã xác định rõ 5 nhóm nội dung cơ bản chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM cần tập trung triển khai hiệu quả. Theo đó, toàn ngành sẽ tập trung cao vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho cấp uỷ, chính quyền, cán bộ; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; người dân, cộng đồng, khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng NTM.

Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai chương trình; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, kỹ năng về hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch nông thôn.

Sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ xúc tiến thương mại

Việc xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn, hình thành các tour, tuyến du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ được toàn ngành chú trọng triển khai nghiêm túc, bài bản, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên huy động sự tham gia của phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế nhằm góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

Cùng với đó, toàn ngành sẽ tổ chức các sự kiện, lễ hội, diễn đàn giới thiệu, kết nối cung-cầu du lịch nông nghiệp, nông thôn; lồng nghép giới thiệu sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam, các chương trình kết nối nông sản và chương trình OCOP. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn…

Vườn hoa Cúc dược liệu của HTX Nông nghiệp Thắng Thủy (Vĩnh Bảo) mỗi khi nở rộ thu hút rất nhiều khách đến thăm quan, chụp ảnh

Vườn hoa Cúc dược liệu của HTX Nông nghiệp Thắng Thủy (Vĩnh Bảo) thời điểm cho thu hoạch đẹp nên thơ trở thành "điểm hẹn" của đông đảo du khách gần xa

Hải Phòng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về du lịch nông thôn

Tại Hải Phòng, căn cứ vào các giải pháp, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 922/QĐ-TTg, thực hiện Công văn của Bộ NN&PTNT về việc đăng ký triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, UBND TP Hải Phòng đã uỷ quyền cho Sở Du lịch thành phố đăng ký với Văn phòng Điều phối NTM trung ương về nội dung triển khai chương trình.

Theo đó, Hải Phòng sẽ xây dựng và triển khai hiệu quả “Đề án phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Vườn hoa Cúc dược liệu của HTX Nông nghiệp Thắng Thủy (Vĩnh Bảo) thời điểm cho thu hoạch đẹp nên thơ

Được biết, sau khi đề án này được phê duyêt, Sở Du lịch thành phố sẽ tham mưu cho UBND TP ban hành Kế hoạch triển khai. Trong đó, thành phố sẽ triển khai tích hợp, lồng nghép đề án với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Khoản 6, Điều 2, Quyết định 922/QĐ-TTg nhằm bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả.

Trước mắt, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hải Phòng tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về du lịch nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, kết nối các sản phẩm được công nhận OCOP phù hợp với các điểm du lịch để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách gần xa.

Công tác rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hiện hành thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại để hỗ trợ triển khai chương trình cũng được thành phố tích cực đẩy mạnh.

Qua đó, hứa hẹn sẽ mang lại một “vận hội” lớn cho du lịch thành phố cất cánh trong tương lai…

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông