Gần 30 năm mang “nỗi đau da cam”

15:22 08/10/2009

Đó chính là hoàn cảnh thương tâm của gia đình ông Vũ Xuân Hằng và bàBùi Thị Nhũn ở thôn Bắc Phong, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng. Donhiễm chất độc dioxin, ca 4 con ông đều bị tàn tật (trong đó 1 đã mất).Gần 3 thập niên qua, đôi vợ chồng cựu chiến binh chưa được ngủ yên một giấc, ăn mộtbữa cơm ngon…
Đó chính là hoàn cảnh thương tâm của gia đình ông Vũ Xuân Hằng và bàBùi Thị Nhũn ở thôn Bắc Phong, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng. Donhiễm chất độc dioxin, ca 4 con ông đều bị tàn tật (trong đó 1 đã mất).Gần 3 thập niên qua, đôi vợ chồng cựu chiến binh chưa được ngủ yên một giấc, ăn mộtbữa cơm ngon…

Bà Nhũn đang chăm sóc các con
Bà Nhũn đang chăm sóc các con

Tiếp chúng tôi trong bộ quân phục đã bạc màu, ông Hằng không giấu nổi nối đau khi kể cho tôi về gia cảnh mình. Ông sinh năm 1949, tại một vùng quê nghèo giàu truyền thống cách mạng. Năm 1967, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ đóng quân tại Đội phẫu tiền phương thuộc Đơn vị 170C, Đoàn 235 Cục hậu cần tại 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong những năm tháng chiến đấu tại chiến trường, ông bị bom đạn bào mòn sức lực với thương tật 81%.

Năm 1967, ông xuất ngũ trở về địa phương công tác, một năm sau ông kết hôn với cô thôn nữ Bùi Thị Nhũn cùng quê. Không lâu sau, họ có với nhau một bé trai kháu khỉnh và đặt tên là Nguyễn Văn Xô. Cũng giống như bao đứa trẻ khác, Xô lớn lên xinh xắn, bụ bẫm nhưng đến 2-3 tuổi chân tay trở nên teo tóp, trí não kém phát triển, suốt ngày nằm bệt ở giường. Hai vợ chồng cắn răng chịu đựng, cứ nghĩ đứa đầu không may mắn, còn hi vọng lần sau…

Nhưng khi 3 đứa con nối tiếp ra đời, nỗi đau thương quá sức chịu đựng. Hết Vũ Văn Vinh (sinh 1980), Vũ Văn Hiến (sinh 1985), Vũ Văn Đoàn (sinh 1991), cũng giống như anh, khi sinh ra bụ bẫm, xinh xắn, nhưng lớn lên đột nhiên đổ bệnh. “Hàng xóm cho rằng vợ chồng tôi ăn ở thất đức, nên ông trời hành. Bà nhà tôi đi khắp các đền đài khấn vái, tôi không tin chuyện nhảm nhí đó nên đưa các cháu tới bệnh viện khám. Cùng với việc năm 1993, Hội đồng giám định Y khoa của thành phố có kết luận tôi bị nhiễm chất độc Dioxin tại chiến trường do đế quốc Mĩ rải xuống chiến trường miền Nam”-ông Hằng kể lại.

Càng ngày bệnh tình các con ông càng nặng, hai vợ chồng chứng kiến sự “ lớn khôn” của các con trong nỗi đau tột cùng. Mọi sinh hoạt cá nhân của các cháu đều do một tay vợ chồng ông lo liệu, từ việc tắm rửa, giặt quần áo, cho ăn… Nhiều đêm khi hàng xóm chìm vào giấc ngủ, các con ông lên cơn đập đầu thùm thụp xuống giường. Ông chỉ biết ôm chặt các con vào lòng, mặc cho chúng đập đầu vào ngực mình rồi bứt tóc, cào cấu mặt mình rớm máu. Lúc đó, ông chỉ muốn nhận hết đau thương về phần mình, còn bà Nhũn chết lặng nhìn con.

Cuộc sống của ông bà ngoài tiền trợ cấp, vợ chồng phải bươn trải để lấy tiền thuốc thang cho con. Mấy năm lại đây, do ông đau ốm suốt mọi gánh nặng đè lên vai bà mọi việc trong nhà đều do bà lo liệu, còn ông khi cơn đau qua đi với bộ quần áo và hành lý, ông tìm đến những người bạn nhờ sự giúp đỡ, khi thì tấm áo, bao gạo, ít tiền. Nhiều lúc hai vợ chồng tính chuyện gửi các con vào trung tâm nuôi dưỡng nhưng không đành lòng. Vào đó chúng ốm đau, họ chăm sóc ra sao? Ông bà không yên tâm, rồi còn chuyện ăn uống, tắm giặt… Chúng đi thấy nhớ lắm.

Dẫn chúng tôi vào gian trong, bà Nhũn không cầm được nước mắt, bà cho biết: “ Mấy ngày nay, trời nóng giường thì chật trội, gia đình cố tích cóp tiền thay chiếc chiếu và mua cái giường mới cho cháu. Các cháu lên cơn co giật làm trẫng hết răng, việc ăn uống rất khó khăn.” Khi chứng kiến đứa con trai thứ 3 lên cơn co giật rồi lịm dần trong vòng tay, ông nuốt đau thương và tự nhủ: “Mình còn hạnh phúc khi được làm cha, những người đồng đội của ông người còn, người mất, thậm chí vĩnh viễn mất đi quyền làm cha, làm mẹ”.

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những người  lính chiến đấu trên chiến trường năm xưa, vẫn đang từng ngày, từng giờ gặm nhấm với “nỗi đau da cam”…


NGUYỄN TRUNG KIÊN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông