Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương có tên gọi mới : Kỳ 2 - Quyết tâm ở sân chơi lớn

07:41 19/11/2017

Vậy TPP là gì mà quan trọng như vậy? Đây là cụm viết tắt của Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, nhằm thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Được ký kết ngày 3-6-2005, giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei, TPP là một thỏa thuận bao quát tất cả những khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do. Gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền... mục tiêu là cắt giảm bằng “O” các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Dự án tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast sẽ tăng cơ hội cạnh tranh cho Hải Phòng

TPP hoạt động theo nguyên tắc thị trường, với mức độ cam kết sâu, hướng đến 5 điểm chính: thúc đẩy hàng hóa các nước thành viên tiếp cận thị trường của nhau một cách thuận lợi và miễn thuế, các hạn chế về dịch vụ được đồng loạt xóa bỏ nhằm tạo ra những cơ hội mới cho người lao động, doanh nghiệp cũng như những lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng; xây dựng hiệp định khu vực toàn diện phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, nâng cao mức sống, cải thiện phúc lợi tại các nước thành viên; hình thành khung hiệp định trên cơ sở những thỏa thuận đã thực hiện trong khuôn khổ APEC và các diễn đàn kinh tế khác; coi các vấn đề mới nổi lên trong thương mại toàn cầu như một phần của đàm phán TPP; xây dựng hình thức mở cho các quốc gia khác trong khu vực.

Với nỗ lực như vậy, TPP hứa hẹn tạo ra một khu vực thương mại lớn nhất thế giới, có tổng dân số hơn 804 triệu người (11,2% thế giới), sản lượng kinh tế đạt 27.807 tỷ USD tương đương 40% GDP và 30% tổng doanh thu xuất nhập khẩu toàn thế giới. Với việc là thành viên đầy đủ, kết quả đàm phán thành công với các nước tham gia TPP đã mở đường cho Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng một cơ hội lớn, trên tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Theo đó, TPP được kỳ vọng sẽ kết nối nền kinh tế của Việt Nam với những nước phát triển như  Mỹ, Nhật Bản, Ca-na-đa và các nước thành viên khác. Đặc biệt, việc tham gia TPP sẽ là bước đi quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế sâu, ảnh hưởng tích cực vào tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chính bởi thế, Việt Nam đã nỗ lực đạt được những thỏa thuận quan trọng, tuyên bố tham gia với tư cách thành viên đầy đủ từ tháng 11-2010, ngoài các nước đã kể trên, cùng đứng ngang hàng với các nước thành viên khác là Mỹ, Australia, Peru, Nhật Bản, Malaysia, Mexico và Canada.

Sản xuất máy giặt tại LG Electronics KCN Tràng Duệ

Ở một mục tiêu khác, việc tham gia TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam  tiếp tục rà soát và cải cách thể chế trong nước với phạm vi rộng hơn, nâng cao chất lượng hoạch định chính sách kinh tế, hành chính, lao động… Hơn nữa, TPP chính là động lực thúc đẩy các yếu tố cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải hoạt động thực chất trong môi trường hội nhập. Đối với Việt Nam, mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường xuất khẩu sang các nước thành viên, thông qua chính sách thuế ưu đãi đã được cam kết. Theo một cán bộ Sở Công thương Hải Phòng tại thời điểm Việt Nam tham gia TPP, điều đáng chú ý là không có một quốc gia nào bị tổn thất khi tham gia TPP. Đặc biệt, việc tham gia chuỗi giá trị với TPP sẽ là góp phần rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư vốn FDI, mà Hải Phòng đang có lợi thế.

Những con số thống kê về thành tựu 10 trở lại đây của Hải Phòng cho thấy: GDP tăng bình quân trên 11%/năm; tỷ trọng công nghiệp dịch vụ chiếm gần 90%, sản lượng hàng hóa qua cảng tăng bình quân 16,7%/năm… Với vị thế là thành phố cửa ngõ ra biển của khu vực phía Bắc, Hải Phòng đã khẳng định vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, đầy đủ điều kiện để tiếp nhận hiệu quả từ TPP. Trong thời gian qua, Hải Phòng đã tổ chức nhiều hoạt động, làm rõ cơ hội và thách thức về TPP để sẵn sàng cùng cả nước bước vào sân chơi lớn. Qua đó, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị cho quá trình này, chủ động đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường, tìm cách đáp ứng các quy định của TPP.

Chính vì đặt nhiều kỳ vọng như vậy, nên từ sự kiện Mỹ rút khỏi TPP cách đây một năm cho đến những gì diễn ra tại APEC 2017 ở Đà nẵng, diễn biến liên quan đã đem lại không ít lo lắng cho những người quan tâm ở Hải Phòng. Rõ ràng, việc tham gia TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu không nghiên cứu kỹ và hiểu rõ, nhận diện được những cơ hội và thách thức để chủ động tiếp cận, thì việc chớp thời cơ có hiệu quả hay không cũng còn nhiều việc phải bàn. Thành công của APEC Đà Nẵng đã được hoàn thiện khi dấu chấm hỏi cuối cùng mang tên TPP đã được khai tỏa, với việc ra đời của cơ hội mới CPTPP.

                                                                             (còn nữa)

Hoàng Minh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông