Hướng tới chuẩn hóa mô hình cụm công nghiệp

17:49 25/07/2022

Hình thành từ khá sớm, trên địa bàn Hải Phòng ngoài mô hình Khu kinh tế, Khu công nghiệp, còn có các mô hình Cụm công nghiệp, Điểm công nghiệp (gọi chung là CCN)… trải khắp các quận huyện. Có thể nói, đây chính là bước sáng tạo của công nghiệp Hải Phòng, trong việc tạo sân chơi cho mọi dạng hình doanh nghiệp, tranh thủ nguồn lực đầu tư trong mọi hoàn cảnh để phát triển.

 

Một góc Cụm công nghiệp thị trấn An Lão (huyện An Lão)

          Tính đến thời điểm này ngoại trừ huyện Kiến Thụy và huyện đảo Bạch Long Vỹ, mô hình CCN đã có mặt ở khắp các địa phương. Cụ thể thành phố hiện có 14 CCN đã có quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích đất theo quy hoạch khoảng 2.277ha, trong đó 5 CCN gồm Quán Trữ, Vĩnh Niệm, An Lão, An Hồng, Tân Liên đã được xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dự kiến đến năm 2025 thành phố sẽ có 33 CCN.

          Có thể nói, các  CCN đã góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố thời gian qua như tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm…. Chỉ tính riêng 5 CCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ước gần 300 tỷ đồng kể trên, tỷ lệ lấp đầy trung bình 94%, hiện thu hút gần 100 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

          Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã đóng góp khoảng ¼ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành kinh tế then chốt.

          Rõ ràng việc hình thành và phát triển các CCN là bước đi tất yếu, là sự vận dụng sáng tạo của thành phố, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn phát triển cởi mở. Tuy nhiên như đã nói ở trên, mô hình CCN Hải Phòng hình thành khá sớm, có quy mô nhỏ hơn dạng hình KCN, được thành lập theo Quyết định của UBND TP.

          Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong CCN thuộc thẩm quyền của UBND TP, và các Sở, ngành, địa phương thực hiện quản lý chuyên ngành đối với các dự án này. Ưu điểm của CCN là tính tự chủ cao của các doanh nghiệp, vốn đầu tư đa hình thức, nhưng lại vấp phải nhược điểm trong quản lý môi trường, thiếu tập trung trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

          Mặt khác, đánh giá các mặt hoạt động của mô hình CCN, tại một số hội nghị về phát triển công nghiệp, nhiều ý kiến đã chỉ rõ những bất cập phát sinh. Như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu tập trung đồng bộ, quy hoạch hời hợt hoặc chưa tương xứng với quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng xã hội.

          Ở một khía cạnh khác, việc hình thành các CCN một phần xuất nguồn từ nhu cầu cấp thiết về mặt bằng của các doanh nghiệp, hoặc nhu cầu phát triển mang tính cục bộ địa phương, tính tự phát cao hơn quy hoạch tổng thể.

          Không ít dự án CCN do quy hoạch yếu dẫn đến tình trạng thu hồi đất lẻ tẻ, kéo dài, gây tâm lý bất ổn ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Trong khi những công trình giao thông dân sinh bị tận dụng, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển công nghiệp, nhanh chóng bị xuống cấp hoặc hư hỏng. Trong hoàn cảnh sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước, việc giám sát của các tổ chức chính trị đoàn thể đối với việc thực hiện trách nhiệm ngân sách, trách nhiệm xã hội, tranh chấp lao động và cải thiện đời sống tinh thần của người lao động tại khu vực này cũng thiếu được quan tâm. 

 

Sản xuất đồ chơi tại một doanh nghiệp trong CCN Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo)

          Một vấn đề khác cũng hết sức đáng quan tâm là môi trường tại các CCN. Thực tế cho thấy, một số CCN chỉ chăm lo đến thu hút đầu tư và phát triển hoạt động chứ chưa quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi vậy việc vi phạm tiêu chuẩn môi trường và các cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường đã trở lên phổ biến.

          Trong các CCN đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cũng chỉ có một số được đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có thể nói trong một thời gian khá dài, tình trạng này xảy ra ở hầu hết các CCN trên địa bàn, tạo bất ổn trong định hướng phát triển bền vững, một mục tiêu quan trọng mà thành phố đang nỗ lực theo đuổi.

          Cũng bởi do địa phương quyết định thành lập nên các CCN đến nay chưa có một khái niệm cụ thể, lẫn lộn giữa cụm và điểm ngay trong nội bộ những cơ quan sáng tạo ra nó, chưa nói đến việc làm thế nào để cộng đồng doanh nghiệp cũng như xã hội cùng hiểu và điều chỉnh. Tên gọi không thống nhất, thiếu quy chuẩn về mô hình và quan trọng nhất là không có Ban quản lý cụ thể đang là thực trạng rất đáng quan tâm của các CCN.

          Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quá trình hoạt động, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường, tranh chấp lao động… tại một số CCN. Hơn nữa nhiều vụ việc vi phạm dù đã được phát hiện làm rõ nhưng được xử lý chậm, thiếu kiên quyết, đôi khi bị đùn đẩy vì mỗi ngành chỉ chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực mình quản lý.

          Một trong những điều kiện đối với CCN được hiểu là: “có ranh giới địa lý xác định, nằm cách biệt với khu dân cư…”, nhưng cũng ít CCN ở Hải Phòng đáp ứng được tiêu chí này. Bởi lẽ tiếp cận từ thực tiễn, một số không nhỏ các CCN mang đậm tính sáng tạo của địa phương, thậm chí chỉ mang tên gọi là CCN khi các cơ sở sản xuất đã hình thành, được “quy” lại để hợp thức hoá.

          Vấn đề là, ban đầu tưởng như CCN ở xa dân cư, nhưng làn sóng “công nghiệp về đầu ta về đó” đã là lẽ tự nhiên, nên chỉ trong thời gian ngắn cùng với việc “lấp đầy” các CCN, thì các khu vực dân cư phụ cận cũng nhanh chóng được hình thành, từ nguồn lao động sản xuất tại các CCN và lao động dịch vụ liên quan. Đây có lẽ cũng là một sản phẩm không mấy tích cực của công tác quy hoạch và quản lý.

          Bên cạnh đó, những CCN được triển khai thành lập một cách bài bản, qua quá trình hoạt động cũng phát sinh bất cập. Đơn cử như CCN Vĩnh Niệm, một trong những mô hình tiên phong của thành phố, hiện cũng đang lọt thỏm giữa trung tâm do thời gian đã biến khu vực hoang vắng một thời phía Nam quận Lê Chân trở thành khu vực phát triển năng động.

          Việc đề xuất di dời CCN Vĩnh Niệm và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mặt bằng hiện nay đã được đặt ra, được xem là phù hợp với yêu cầu phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra không ít vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, việc làm và lao động. Hơn nữa, đây cũng là một bài học kinh nghiệm về tầm nhìn và phát triển bền vững. Chưa kể, cũng theo đề xuất, một số CCN sẽ được điều chỉnh quy mô diện tích, nếu quá trình thực hiện không làm tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, cũng rất dễ phát sinh hệ lụy. 

          Có ý kiến cho rằng, trước những thay đổi mạnh mẽ về mô hình phát triển, việc phát triển các CCN cũng cần phải được quy hoạch lại, theo hướng xác định quy mô thế nào, ai quản lý và bao nhiêu là đủ? Đây là việc cấp thiết để hoàn thiện hóa một mô hình đang đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của thành phố, trên cơ sở đúc rút những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình hàng chục năm hình thành và hoạt động.

          Tất nhiên để đạt được điều này, các mục tiêu phải được tập hợp trong một đề án khoa học, với sự tham gia xây dựng của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm.

          Lê Minh Thắng

Hướng tới chuẩn hóa mô hình cụm công nghiệp

          Hình thành từ khá sỡm, trên địa bàn Hải Phòng ngoài mô hình Khu kinh tế, Khu công nghiệp, còn có các mô hình Cụm công nghiệp, Điểm công nghiệp (gọi chung là CCN)… trải khắp các quận huyện. Có thể nói, đây chính là bước sáng tạo của công nghiệp Hải Phòng, trong việc tạo sân chơi cho mọi dạng hình doanh nghiệp, tranh thủ nguồn lực đầu tư trong mọi hoàn cảnh để phát triển.

          Tính đến thời điểm này ngoại trừ huyện Kiến Thụy và huyện đảo Bạch Long Vỹ, mô hình CCN đã có mặt ở khắp các địa phương. Cụ thể thành phố hiện có 14 CCN đã có quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích đất theo quy hoạch khoảng 2.277ha, trong đó 5 CCN gồm Quán Trữ, Vĩnh Niệm, An Lão, An Hồng, Tân Liên đã được xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dự kiến đến năm 2025 thành phố sẽ có 33 CCN.

          Có thể nói, các  CCN đã góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố thời gian qua như tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm…. Chỉ tính riêng 5 CCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ước gần 300 tỷ đồng kể trên, tỷ lệ lấp đầy trung bình 94%, hiện thu hút gần 100 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

          Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã đóng góp khoảng ¼ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành kinh tế then chốt.

          Rõ ràng việc hình thành và phát triển các CCN là bước đi tất yếu, là sự vận dụng sáng tạo của thành phố, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn phát triển cởi mở. Tuy nhiên như đã nói ở trên, mô hình CCN Hải Phòng hình thành khá sớm, có quy mô nhỏ hơn dạng hình KCN, được thành lập theo Quyết định của UBND TP.

          Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong CCN thuộc thẩm quyền của UBND TP, và các Sở, ngành, địa phương thực hiện quản lý chuyên ngành đối với các dự án này. Ưu điểm của CCN là tính tự chủ cao của các doanh nghiệp, vốn đầu tư đa hình thức, nhưng lại vấp phải nhược điểm trong quản lý môi trường, thiếu tập trung trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

          Mặt khác, đánh giá các mặt hoạt động của mô hình CCN, tại một số hội nghị về phát triển công nghiệp, nhiều ý kiến đã chỉ rõ những bất cập phát sinh. Như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu tập trung đồng bộ, quy hoạch hời hợt hoặc chưa tương xứng với quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng xã hội.

          Ở một khía cạnh khác, việc hình thành các CCN một phần xuất nguồn từ nhu cầu cấp thiết về mặt bằng của các doanh nghiệp, hoặc nhu cầu phát triển mang tính cục bộ địa phương, tính tự phát cao hơn quy hoạch tổng thể.

          Không ít dự án CCN do quy hoạch yếu dẫn đến tình trạng thu hồi đất lẻ tẻ, kéo dài, gây tâm lý bất ổn ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Trong khi những công trình giao thông dân sinh bị tận dụng, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển công nghiệp, nhanh chóng bị xuống cấp hoặc hư hỏng. Trong hoàn cảnh sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước, việc giám sát của các tổ chức chính trị đoàn thể đối với việc thực hiện trách nhiệm ngân sách, trách nhiệm xã hội, tranh chấp lao động và cải thiện đời sống tinh thần của người lao động tại khu vực này cũng thiếu được quan tâm. 

          Một vấn đề khác cũng hết sức đáng quan tâm là môi trường tại các CCN. Thực tế cho thấy, một số CCN chỉ chăm lo đến thu hút đầu tư và phát triển hoạt động chứ chưa quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi vậy việc vi phạm tiêu chuẩn môi trường và các cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường đã trở lên phổ biến.

          Trong các CCN đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cũng chỉ có một số được đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có thể nói trong một thời gian khá dài, tình trạng này xảy ra ở hầu hết các CCN trên địa bàn, tạo bất ổn trong định hướng phát triển bền vững, một mục tiêu quan trọng mà thành phố đang nỗ lực theo đuổi.

          Cũng bởi do địa phương quyết định thành lập nên các CCN đến nay chưa có một khái niệm cụ thể, lẫn lộn giữa cụm và điểm ngay trong nội bộ những cơ quan sáng tạo ra nó, chưa nói đến việc làm thế nào để cộng đồng doanh nghiệp cũng như xã hội cùng hiểu và điều chỉnh. Tên gọi không thống nhất, thiếu quy chuẩn về mô hình và quan trọng nhất là không có Ban quản lý cụ thể đang là thực trạng rất đáng quan tâm của các CCN.

          Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quá trình hoạt động, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường, tranh chấp lao động… tại một số CCN. Hơn nữa nhiều vụ việc vi phạm dù đã được phát hiện làm rõ nhưng được xử lý chậm, thiếu kiên quyết, đôi khi bị đùn đẩy vì mỗi ngành chỉ chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực mình quản lý.

          Một trong những điều kiện đối với CCN được hiểu là: “có ranh giới địa lý xác định, nằm cách biệt với khu dân cư…”, nhưng cũng ít CCN ở Hải Phòng đáp ứng được tiêu chí này. Bởi lẽ tiếp cận từ thực tiễn, một số không nhỏ các CCN mang đậm tính sáng tạo của địa phương, thậm chí chỉ mang tên gọi là CCN khi các cơ sở sản xuất đã hình thành, được “quy” lại để hợp thức hoá.

          Vấn đề là, ban đầu tưởng như CCN ở xa dân cư, nhưng làn sóng “công nghiệp về đầu ta về đó” đã là lẽ tự nhiên, nên chỉ trong thời gian ngắn cùng với việc “lấp đầy” các CCN, thì các khu vực dân cư phụ cận cũng nhanh chóng được hình thành, từ nguồn lao động sản xuất tại các CCN và lao động dịch vụ liên quan. Đây có lẽ cũng là một sản phẩm không mấy tích cực của công tác quy hoạch và quản lý.

          Bên cạnh đó, những CCN được triển khai thành lập một cách bài bản, qua quá trình hoạt động cũng phát sinh bất cập. Đơn cử như CCN Vĩnh Niệm, một trong những mô hình tiên phong của thành phố, hiện cũng đang lọt thỏm giữa trung tâm do thời gian đã biến khu vực hoang vắng một thời phía Nam quận Lê Chân trở thành khu vực phát triển năng động.

          Việc đề xuất di dời CCN Vĩnh Niệm và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mặt bằng hiện nay đã được đặt ra, được xem là phù hợp với yêu cầu phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra không ít vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, việc làm và lao động. Hơn nữa, đây cũng là một bài học kinh nghiệm về tầm nhìn và phát triển bền vững. Chưa kể, cũng theo đề xuất, một số CCN sẽ được điều chỉnh quy mô diện tích, nếu quá trình thực hiện không làm tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, cũng rất dễ phát sinh hệ lụy. 

          Có ý kiến cho rằng, trước những thay đổi mạnh mẽ về mô hình phát triển, việc phát triển các CCN cũng cần phải được quy hoạch lại, theo hướng xác định quy mô thế nào, ai quản lý và bao nhiêu là đủ? Đây là việc cấp thiết để hoàn thiện hóa một mô hình đang đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của thành phố, trên cơ sở đúc rút những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình hàng chục năm hình thành và hoạt động.

          Tất nhiên để đạt được điều này, các mục tiêu phải được tập hợp trong một đề án khoa học, với sự tham gia xây dựng của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm.

          Lê Minh Thắng

Thang0075- Một góc Cụm công nghiệp thị trấn An Lão (huyện An Lão)

thang0561- Sản xuất đồ chơi tại một doanh nghiệp trong CCN Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo)

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông