Những tác động tích cực của Luật Căn cước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

19:46 03/05/2024

Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật gồm 7 chương, 46 Điều. Khi được thông qua, Luật Căn cước sẽ mang lại những tác động tích cực đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Cụ thể, Luật Căn cước được xây dựng, ban hành nhằm mục đích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu được cung cấp như lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động... để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Luật Căn cước được xây dựng, ban hành nhằm mục đích phục vụ công dân số

Đối với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, thông qua việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác; tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh điện tử với các ứng dụng cốt lõi như:

Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNeID, mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Trên cơ sở đó tập trung phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ ứng dụng VNeID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như: y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...

Mặt khác, Luật Căn cước được xây dựng, ban hành nhằm mục đích phục vụ công dân số. Hiện nay, người dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như căn cước, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ... Nhằm tạo điều kiện cho công dân, cần phải xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử như:

Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe... Từ đó, từng bước thay thế các giấy tờ của người dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật.Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNeID như: Dịch vụ cư trú, căn cước, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.

Cùng với đó, Luật Căn cước được xây dựng, ban hành nhằm hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ người dân được chính xác và thuận lợi. Đồng thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông