Huyện An Dương: Nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát về môi trường

22:29 25/10/2019

Theo quy định, việc thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp không được thực hiện quá 1 lần/năm, khi kiểm tra phải thông báo trước cho đơn vị và chỉ kiểm tra trong giờ hành chính nên các đơn vị có biện pháp đối phó lại cơ quan chức năng. Do vậy, việc phát hiện hành vi vi phạm là hết sức khó khăn, đặc biệt là các hành vi xả trộm nước thải ra ngoài môi trường. Đó là những khó khăn mà huyện An Dương đang gặp phải trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện An Dương, từ tháng 12 năm 2018 đến nay,  đơn vị phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra công tác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khoảng 20 đơn vị gồm: Cty Cổ phần giấy Hải Phòng Hapaco, Dự án khu nhà ở Prucska, Công ty TNHH Tân Thuận Phong, Cty TNHH Hưng Thịnh, Cty TNHH Hoàng Huy, Cty TNHH Phúc Đạt, Cty TNHH Vicky, Cty TNHH Lichi Việt Nam, Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng,  ty TNHH Vico, Cty CP ác qui tia sáng, Công ty TNHH Creative light, Công ty TNHH EIE, Công ty TNHH P.I.T, Cty TNHH Hùng Cường, Cty TNHH Michlle International Co.,LTD; Công ty Cp May Hồ Gươm, Cty TNHH thương mại Tuấn Anh, Cty TNHH Krems Việt Nam.

Qua quá trình kiểm tra đối với các đơn vị trên, đa số các đơn vị đều có các hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định và kết quả quan trắc đối với mẫu nước thải, khí thải đều nằm trong quy chuẩn Việt Nam cho phép.

Dây chuyền nhà máy tái chế hạt nhựa của Cty CP thương binh Đoàn Kết
Dây chuyền nhà máy tái chế hạt nhựa của Cty CP thương binh Đoàn Kết gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa nhà máy

Tuy nhiên, trước đây vẫn còn một số đơn vị chưa thu gom, xử lý triệt để nước thải gây ô nhiễm môi trường như Cty cổ phần giấy Hải Phòng Hapaco, Dự án Khu nhà ở Pruska Hoàng Huy.

Đoàn kiểm tra đã hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện các hồ sơ về bảo vệ môi trường còn thiếu cũng như việc vận hành đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo theo quy định, đồng thời Đoàn kiểm tra đã báo cáo UBND TP các hành vi vi phạm của đơn vị nói trên và đề nghị xử lý vi phạm theo thẩm quyền (đến nay các đơn vị đã khắc phục các tồn tại như xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định và theo báo cáo kết quả quan trắc quý II/2019 các chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải đều nằm trong quy chuẩn Việt Nam cho phép).

Đầu năm 2019 đến nay, huyện An Dương đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền với tổng số tiền phạt là 68.600.000 đ (sáu mươi tám triệu sáu trăm nghìn đồng), trong đó Công ty TNHH Krems Việt Nam trong KCN Tràng Duệ là 65 triệu đồng; hộ bà Nguyễn Thị Thu, thôn Hỗ Đông, xã Hồng Phong là 3,6 triệu đồng.

Đặc biệt, trong tháng  6-2019 Công ty CP thương binh Đoàn Kết hoạt động tái chế nhựa gây ô nhiễm môi trường tại xã Lê Thiện, UBND huyện An Dương đã yêu cầu các phòng, ban và xã Lê Thiện giám sát hoạt động của công ty, đồng thời kiến nghị các sở, ngành, UBND TP ra quyết định yêu cầu dừng hoạt động của công ty.

Khó khăn trong phát hiện, xử lý vi phạm môi trường

Hệ thống chính sách, pháp luật tuy được bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn còn bất cập, chồng chéo và chưa theo xu thế phát triển nhanh của các vấn đề môi trường nên nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 Ý thức bảo vệ môi trường của một số cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh chưa tốt, vẫn xảy ra tình trạng một số cá nhân, tổ chức cố ý lén lút xả khí thải, nước thải vượt quy chuẩn và đổ rác thải ra môi trường không đúng quy định với nhiều chiêu thức tinh vi (như xả thải vào ban đêm, lúc trời mưa…) và việc tiếp cận các vi phạm xả thải gặp nhiều khó khăn (như đường ống xả ngầm dưới đất, dưới lòng sông, ống khói cao…).

Theo quy định, việc thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp không được thực hiện quá 1 lần/năm và khi kiểm tra phải thông báo trước cho đơn vị và chỉ kiểm tra trong giờ hành chính nên các đơn vị thường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ môi trường và vận hành đúng các công trình bảo vệ môi trường nên việc phát hiện hành vi vi phạm là hết sức khó khăn, đặc biệt là các hành vi xả trộm nước thải, khí thải vượt quy chuẩn và chất thải rắn ra ngoài môi trường.

Dây chuyền nhà máy tái chế hạt nhựa của Cty CP thương binh Đoàn Kết
Dây chuyền nhà máy tái chế hạt nhựa của Cty CP thương binh Đoàn Kết tại xã Lê Thiện, An Dương

Lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường ở địa phương còn thiếu, trong khi số lượng đối tượng phải thanh tra rất lớn. Đối với chính quyền địa phương, cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở các địa phương thường kiêm nhiệm không đúng trình độ chuyên môn nên khi kiểm tra cũng chỉ kiểm tra hồ sơ và đánh giá bằng cảm quan, đồng thời không có trang thiết bị đo đạc, phân tích theo quy định nên khó phát hiện xử lý hành vi vi phạm môi trường.

Đơn cử, vụ việc xả thải ra môi trường xảy ra tại xã Lê Thiện vừa qua. Ông Phạm Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Lê Thiện - cũng đồng tình quan điểm trên và cho biết thêm: Cái khó của địa phương là khi có phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp xả thải ra môi trường, địa phương vào kiểm tra trong nhà máy gặp nhiều khó khăn do né tránh.

Để tăng cường công tác xử lý môi trường trên địa bàn, thời gian tới huyện An Dương nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát về môi trường trên địa bàn các xã, thị trấn.

TRUNG KIÊN   

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích