20:13 09/10/2017 Đã thành thông lệ, trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm chim di cư trên đường tránh rét bay qua huyện Cát Hải. Nhiều người dân đã dùng lưới và bẫy bắt chim để bán cho các quán nhậu và cho người dân dùng làm thực phẩm trong bữa ăn.
Lực lượng chức năng thu giữ lưới bẫy chim ngăn không cho người dân tự ý săn bắt, tiêu thụ chim di cư (ảnh: nguồn internet)
Nhằm hạn chế tình trạng săn bắt chim di cư, từ đầu tháng 8, UBND huyện Cát Hải đã thành lập 2 tổ công tác liên ngành với các lực lượng: Hạt Kiểm lâm khu vực Cát Hải-Bạch Long Vỹ, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Bà, Công an huyện, Đội quản lý thị trường số 16, 2 Đồn Biên phòng Cát Bà, Cát Hải, UBND các xã, thị trấn, tổ xung kích bảo vệ và phát triển rừng các xã khu vực đảo Cát Bà.
Các tổ xung kích có nhiệm vụ tuyên truyền cho nhân dân về giá trị đa dạng sinh học, trong đó động vật hoang dã và chim di cư là thành phần quan trọng làm tăng tính đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, đảm bảo môi trường sống, giữ cân bằng sinh thái; vận động nhân dân không săn bắt hoặc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và chim di cư; tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi dùng lưới và các phương tiện bẫy bắt, tiêu thụ động vật hoang dã và chim di cư.
Từ trung tuần tháng 9, 2 tổ đã tiến hành tuyên truyền vận động nhân dân và tuần tra kiểm soát, tập trung ở các khu vực ven bãi triều, bãi lau sậy, rừng ngập mặn là những nơi chim di cư thường trú ngụ. Ngoài ra cũng kiểm tra đột xuất các chợ và cửa hàng ăn uống, bến tàu, bến xe… là nơi thường diễn ra hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã và chim di cư.
TG
22:48 23/11/2024
14:30 23/11/2024