Lợi ích của việc tích hợp thông tin trên thẻ Căn cước công dân

14:59 27/05/2024

Cùng với việc bổ sung thêm quy định về thu thập thông tin sinh trắc học vào Cơ sở dữ liệu căn cước, Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, còn bổ sung thêm quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước. Vậy lợi ích đem lại của việc tích hợp thông tin trên thẻ Căn cước công dân là gì?

Đối với cơ quan nhà nước, việc tích hợp thông tin trên thẻ căn cước giúp giảm chi phí giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức khi sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp đã được tích hợp các thông tin có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý; không phải chi cho hoạt động in, sản xuất các giấy tờ cấp cho công dân (nếu công dân không có nhu cầu hoặc chỉ cần bản điện tử của giấy tờ đó).

Cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết thủ tục hành chính cho công dân sẽ cập nhật, bổ sung kết quả giải quyết vào cơ sở dữ liệu do mình quản lý và trả kết quả điện tử cho công dân.

 Tích hợp thông tin trên thẻ CCCD mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân

Cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ khai thác thông tin công dân trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp thông tin công dân có trên các cơ sở dữ liệu này vào thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc đề nghị của công dân.

Do vậy, cơ quan, tổ chức không phải tốn nhiều thời gian để kiểm tra, xác minh thông tin, giấy tờ do công dân cung cấp khi giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công; giảm nhân lực để giải quyết thủ tục hành chính và quản lý hệ thống hồ sơ giấy tờ của công dân; phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, việc tích hợp thông tin trên thẻ căn cước giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí để thực hiện việc trích lục, sao y, chúng thực, công chứng các loại giấy tờ của bản thân; giảm chi phí trong giải quyết thủ tục hành chính như bưu chính, kê khai nhiều loại giấy tờ khác nhau...

Không phải bảo quản, mang theo nhiều loại giấy tờ khác nhau khi cần sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự hay các hoạt động khác cần phải xuất trình giấy tờ cá nhân.

Cụ thể, chi phí để cấp đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng, chi phí để cấp đăng ký xe là 30.000 đồng; chi phí để sản xuất, cấp văn bằng, chứng chỉ trung bình từ 10.000 đến 50.000 đồng/văn bằng, chúng chỉ; chi phí để in thẻ bảo hiểm y tế là 2.000 đồng /thẻ); chí phí để sao ý, chứng thực, công chứng từ 2.000-10.000 đồng/trang. 

Trong khi đó, chi phí để cài đặt, tích hợp, khai thác thông tin tích hợp trên căn cước công dân điện tử trong trường hợp công dân có thiết bị di động có thể tải, cài đặt ứng dụng (trên Appstore, Chplay) và tích hợp thông tin mà không tốn chi phí. Chi phí đầu tư thiết bị chuyên dụng để đọc thẻ thẻ căn cước công dân tại cơ quan nhà nước do các cơ quan đề xuất, tính toán theo nhu cầu và thực hiện mua sắm, trang bị theo quy định về pháp luật đầu tư công.

Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân không đầu tư mua thiết bị thì có thể lựa chọn các cách thức khác để khai thác thông tin của công dân (bao gồm cả thông tin tích hợp) qua kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, khai thác qua cổng dịch vụ công...Đây là cách phổ biến, tiết kiệm, sẽ phát triển, mở rộng trong thời gian tới.

Nói tóm lại, việc tích hợp thông tin trên thẻ Căn cước công dân sẽ mang lại lợi ích rất lớn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông