Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

15:20 26/02/2021

Ngày 26/02/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19 tháng 02 năm 2021 của Văn phòng Trung ương Đảng; Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên:

1. Số lượng: Khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượng vắc xin cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn.

2. Cơ chế mua vắc xin: Thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013.

Điều 2. Đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí

1. Đối tượng ưu tiên tiêm và miền phí:

a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:

– Người làm việc trong các cơ sở y tế;

– Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…);

– Quân đội; Công an.

b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;

d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

e) Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi;

g) Người sinh song tại các vùng có dịch;

đ) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

i) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

2. Địa bàn: Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tại khoản 1 ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

3. Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước:

a) Ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý.

b) Ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định sau:

– Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định;

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:

+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;

+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hồ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

+ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

2. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế:

a) Làm đầu mối tổ chức việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ vắc xin; chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả, tổ chức quản lý, phân phối, sử dụng bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19 tháng 02 năm 2021 và của Thường trực Chính phủ tại Công văn số 312/VPCP-KGVX ngày 08 tháng 02 năm 2021.

b) Thành lập Tổ công tác do Lãnh đạo Bộ Y tế làm tổ trưởng, thành viên là Lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Ngoại giao, Công Thương để tổ chức việc mua, nhập khẩu vắc xin.

c) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai việc tiêm chủng, bảo đảm an toàn.

d) Quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng.

đ) Tiếp nhận nguồn tài trợ, viện trợ trực tiếp và phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho công tác tiêm chủng.

e) Định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này.

2. Bộ Tài chính bố trí ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 1 Điều 3 để mua, nhập khẩu, tiếp nhận vắc xin, vận chuyển, bảo quản, chi phí dịch vụ tiêm chủng theo đề nghị của Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan trung ương.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mua vắc xin trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013 theo đề nghị của Bộ Y tế.

4. Bộ Ngoại giao phối hợp tìm kiếm các đối tác, các thu tục ngoại giao có liên quan.

5. Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức vận chuyên vắc xin theo đề nghị của Bộ Y tế.

6. Các Bộ Ọuốc phòng, Công an và các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch, tố chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

7. Khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng. Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên đã được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho người lao động.

8. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí ngân sách địa phương, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thú trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

PV

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích
  • Mua nội thất office giá tốt