Những người có khối u ở vị trí này, 90% sẽ mắc ung thư

17:36 02/01/2017

Ung thư bàng quang hay còn gọi là ung thư bọng đái là bệnh ung thư gặp chủ yếu ở nam giới dù có tiên lượng điều trị tốt nhưng bệnh lại dễ tái phát.
 
Cảnh báo đi tiểu ra máu
 
Anh Vũ Đức Trung, 43 tuổi trú tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình chết điếng khi phát hiện ung thư bàng quang. Anh Trung tâm sự, cách đây 3 tuần, anh thấy có dấu hiệu đi tiểu ra máu, không đau, không có tiểu dắt. Anh tưởng có thể nóng trong người nhưng hai ngày liền đều có triệu chứng này.
 
Anh vào bệnh viện tỉnh khám, sau khi siêu âm bác sĩ thấy bàng quang của anh có khối u kích thước 2 – 3cm. Anh được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi cắt u.
 
Tuy nhiên, anh Trung không yên tâm nên xuống Bệnh viện Trung ương quân đội 108 kiểm tra tiếp. Tại đây, bác sĩ cũng cho biết anh bị u bàng quang và phải phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ mang khối u đi sinh thiết, 5 ngày sau kết quả chẩn đoán là ung thư bàng quang và anh phải điều trị hoá chất và sục hoá chất vào bàng quang.
 
Nằm điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, ông Ngô Văn Tĩnh trú tại Hạ Long, Quảng Ninh cho biết, từ 4 năm trước ông cũng bị đi tiểu ra máu và đau khi đi tiểu. Đi khám ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bác sĩ chẩn đoán u bàng quang và phẫu thuật sinh thiết tế bào ác tính dương tính.
 
Ông Tĩnh đã điều trị hoá chất nhưng đến nay bệnh lại tái phát. Gia đình ông thuộc diện khó khăn nên từ khi mang bệnh hoàn cảnh càng khó hơn. Ông Tĩnh kể bệnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhiều nhưng do bị tái phát lại nên ông hoang mang nhưng ông vẫn rất tin tưởng bác sĩ. 
 
Không may mắn như ông Tĩnh và anh Trung vì phát hiện bệnh sớm, trường hợp của bà Mai Thị V., 64 tuổi, trú tại Thái Bình không may phát hiện muộn hơn.
 
Trước đó vài tháng bà V. có dấu hiệu đi tiểu ra máu, dịch phân, gầy sút không rõ nguyên nhân. Sau khi khán, bà V. được phẫu thuật ở tuyến tỉnh vì u bàng quang nhưng 6 tháng sau bệnh tái phát xâm lấn vào trực tràng, tử cung gây thủng trực tràng, rò phân từ trực tràng vào bàng quang làm cho bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu, sốt cao liên tục, mất nước, gầy sút cân.
 
Bệnh nhân được nhập viện vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai với lý do là tiểu tiện ra dịch phân, gầy sút cân, suy kiệt…
 
Trước khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư bàng quang và đã được phẫu thuật lấy u ở tuyến dưới. Kết quả mô bệnh học là: ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp.
 
Do tình trạng nặng và bệnh ở giai đoạn muộn nên bệnh nhân đã được chuyển lên điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. 
 
Ung thư bàng quang như nào?
 
Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính của hệ thống tiết niệu, đứng hàng thứ 4 ở nam và hành thứ 7 ở nữ. Tỷ lệ tử vong 8-9/100000 dân/năm.
 
Theo Giáo sư Nguyễn Bá Đức- Nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết, ung thư bàng quang cũng là bệnh lý ác tính. Với những bệnh nhân có u ở bàng quang thì 90% là ung thư.
 
TS Hoàng Cảnh Chân, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, ung thư bàng quang có thể dẫn tới xơ bàng quang, khiến cho dung lượng bàng quang dẹp dần đi, thậm chí còn gây trào ngược ống tiết niệu, dẫn đến hiện tượng viêm thận và phù thận hoặc nặng hơn có thể dẫn đến phù thận, hỏng thận hoặc nhiễm độc nước tiểu, ảnh hưởng đến tính mạng.
 
Bệnh nhân ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu có triệu chứng như: đi tiểu nhiều, tiểu gấp, có cảm giác đau khi đi tiểu. Khi khối u bị loét ra, kết hợp với viêm, bàng quang co thắt sẽ có triệu chứng ớn lạnh, sốt… Khi khối u bàng quang xâm lấn rộng và sâu, hoặc co lại người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, bí bách. Nếu khối u ở vị trí bàng quang sẽ có triệu chứng tắc đường tiết niệu, tiểu bí. Trong trường hợp khối u xâm lấn miệng đường tiết niệu sẽ phát sinh ứ nước ở đài thận và có viêm nhiễm lên trên, có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.
 
Đặc biệt, ung thư bàng quang có thể gây bệnh lao. Những bệnh nhân ung thư bàng quang có tiền sử lao sau khi điều trị chống virut thì vẫn có triệu chứng tiết niệu hoặc nước tiểu khác thường.
 
Điều trị ung thư bàng quang phải kết hợp nhiều phương pháp, chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Ngay cả giai đoạn phát hiệu sớm, sau khi phẫu thuật cũng nên điều trị bổ trợ bằng hóa xạ trị mới có thể kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện được chất lượng sống cho người bệnh,
 
Theo Khánh Ngọc (Infonet)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông