Ông lão không đầu hàng số phận

15:08 27/05/2010

Hai người con trai đều đã mất, con dâu nhiễm AIDS từ chồng rồi cũng rađi bỏ lại cho cụ Vũ Văn Tạm (80 tuổi, ở17/212 đường Đà Nẵng, Lạc Viên,Ngô Quyền) hai đứa cháu nội, một bị nhiễm HIV từ bố mẹ. Trong khi đó,cụ bà sắp bước sang tuổi 80 lại đang nằm liệt giường cả chục năm nay.Nỗi đau đớn tưởng chừng không thể vượt qua...
Hai người con trai đều đã mất, con dâu nhiễm AIDS từ chồng rồi cũng rađi bỏ lại cho cụ Vũ Văn Tạm (80 tuổi, ở17/212 đường Đà Nẵng, Lạc Viên,Ngô Quyền) hai đứa cháu nội, một bị nhiễm HIV từ bố mẹ. Trong khi đó,cụ bà sắp bước sang tuổi 80 lại đang nằm liệt giường cả chục năm nay.Nỗi đau đớn tưởng chừng không thể vượt qua...

Ngày tháng còn lại, cụ Tạm gắn bó với việc chăm sóc vợ và nuôi cháu
Ngày tháng còn lại, cụ Tạm gắn bó với việc chăm sóc vợ và nuôi cháu

Chăm vợ, nuôi cháu đến trường

Được sự giới thiệu của anh Đào Văn Hùng, Trưởng phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH, chúng tôi tìm đến gia đình cụ Tạm, vào một buổi chiều mưa. Ông lão ngồi ngay trước cửa nhà, bên cạnh là thúng bún và lèo tèo vài mớ rau. Cụ bán hàng được chục năm nay rồi, khách quen cũng nhiều bởi cụ bán giá cả phải chăng, thậm chí có người còn cho cụ thêm tiền. Sở dĩ như vậy vì những người mua hàng đều biết hoàn cảnh của cụ.

Cụ Tạm kể: “Ngày trước gia đình tôi cũng sung túc lắm, nhưng phải thằng con trai nghiện ngập nên gia cảnh ngày càng bần hàn. Nó nhiễm AIDS rồi lây sang cả vợ. Vợ chồng nó chết bỏ lại cho hai thân già hai đứa con thơ, một nhiễm HIV từ bố mẹ, một lành lặn. Bà nhà tôi đau yếu nằm liệt giường cả chục năm nay nên mọi gánh nặng trong nhà đều một thân tôi gánh vác. Tuổi già, sức yếu nhưng nghĩ đến bà ấy và các cháu, tôi lại gắng thêm sức lực, mong sao cuộc sống yên ổn”.

Cụ Tạm tuổi cao sức yếu nhưng vẫn ngày ngày sớm tối chăm sóc vợ là cụ bà Nguyễn Thị Liễn, 78 tuổi. Ngày nào cũng như ngày nào, 5h sáng cụ đã lọ mọ ra chợ lớn mua hàng, lấy xong hàng cụ lại tất tưởi đạp xe chở về để kịp lo bữa sáng cho cụ bà và hai đứa cháu song sinh là Vũ Tiến Thành và Vũ Tiến Đạt, sinh năm 2002, đang là học sinh lớp 3.

Cụ Tạm tâm sự:“Tôi cũng có ý định đi bán hàng rong kiếm chút lời nhưng bà nhà tôi ốm nằm đó nên đi không nổi, buôn bán quanh quẩn ở nhà còn có chút thời gian chăm lo cho bà nhà tôi chứ để bà ấy nằm thế, tôi đi cũng không đành, lại còn hai cháu nhỏ nữa”, nói rồi cụ lấy tay gạt nước mắt đang lăn trên gò má nhăn nheo.

Chị Trần Thu Hường, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH quận Ngô Quyền, người trực tiếp giới thiệu và dẫn chúng tôi tới nhà cụ Tạm, nói: “Hoàn cảnh của cụ tội lắm, hàng tháng chúng tôi vẫn tới thăm cụ, thỉnh thoảng bà con nơi đây ai có gì thì giúp cụ. Chứ cụ thân già cũng có làm được gì nặng nữa đâu”.



Thúng bún giúp gia đình cụ vượt qua khó khăn

Lọ mọ tuổi già

Ở cái tuổi 80 gần đất xa trời nhưng cụ vẫn bươn trải kiếm sống để nuôi cụ bà và hai đứa cháu trong cảnh túng thiếu, bệnh tật. Cụ tâm sự:“Những hôm nắng to, lưng ướt đẫm mồhôinhưng cứnghĩ đến cảnh các cháu được đến trường, tôi lại có thể vui”. Mệt nhọc thế, nhưng cụ không bao giờ than vãn một lời, cụ chỉ thấy thương cho hai cháu và vợ mình.

Mấy đêm nay, cụ không tài nào chợp mắt. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bao nỗi lo âu vẫn chập chờn trong tâm trí. Có lúc muốn nhắm mắt cho xong nhưng nghĩ đến cảnh bà và các cháu không ai trông nom, chăm sóc, cụ lại nen tiếng thở dài, không chịu đầu hàng số phận

Ngôi nhà đông đúc nay chỉ còn bốn người, hai thân già với hai trẻ thơ, khó khăn nhân lên gấp bội. Hai cháu Thành và Đạt mỗi tháng cũng được hưởng phụ cấp 240.000 đồng/cháu, riêng cháu Đạt bị nhiễm HIV từ bố mẹ nên được hưởng thêm 200.000 đồng/tháng. Số tiền đó cụcũng không tiêu đến mà chỉ dành lo riêng cho các cháu.

Cụ Tạm tâm sự:“Hiện hai cháu đang theo học lớp 3, chúng cũng ham học nên số tiền phụ cấp của các cháu tôi dành dụm để lo việc học hành, tương lai cho chúng. Qua người bà con, tôi nhờ cháu Dũng - sinh viên Trường ĐH Hàng Hải dạy phụ đạo mỗi tuần 3 buổi cho 2 đứa.

Thời gian đầu, cháu Dũng thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không lấy tiền công mà chỉ nhận kèm giúp cho hai em nhưng tôi không đồng ý, hàng tháng vẫn đưa cháu 300.000 đồng gọi là tiền xăng xe, có vậy tôi mới thấy đỡ tủi thân”. Cụ Tạm nói:“Tuy khổ cực nhưng tôi cũng thấy thanh thản vì từng này tuổi vẫnđược hi sinh cho vợ và các cháu”.

Có khách gọi mua hàng, cụ lật đật chạy ra. Ngoài phố xe cộ vẫn ồn ào qua lại, còn trong con ngõ nhỏ này, hình ảnh ông cụ còng lưng in đậm dưới ánh đèn cao áp dưới lòng đường, liêu xiêu trong buổi chiều tàn.

TRUNG KIÊN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông