Sức sống mới của phong trào xây dựng nông thôn mới

18:23 27/08/2020

Những năm qua, Quảng Ninh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai mạnh mẽ phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã huy động, tạo sự đồng lòng, chung sức của người dân, gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong suốt quá trình thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới…

Tuyến đường nông thôn mới xã Hải Tiến (TP Móng Cái)

Với nhiều biện pháp, phương thức đa dạng, linh hoạt trong chỉ đạo, triển khai, phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Nổi bật, có thể kể đến vai trò của MTTQ và các đoàn thể khẳng định rõ vai trò qua các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cựu chiến binh hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”...

LLVT của tỉnh cũng ghi dấu ấn rất mạnh mẽ qua các chương trình đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các xã biên giới đặc biệt khó khăn để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đặc biệt là rất tích cực vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật, giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống mới.

Tỉnh và các địa phương cũng chủ động bố trí nhiều nguồn lực ưu tiên cho xây dựng NTM; tích cực triển khai các chương trình liên kết, giúp đỡ, hỗ trợ các địa phương vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn đặc thù về kinh tế - xã hội. Các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, giúp người dân nhận thức rõ hơn về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, chủ trương “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra, Dân thụ hưởng” được phát huy rõ rệt.

Trong quá trình triển khai các phong trào thi đua, nhiều cách làm hay, sáng tạo và đạt kết quả cao được nhân rộng, góp phần giúp cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương, các ngành chức năng kịp thời điều chỉnh những bất cập về cơ chế, chính sách, công tác tổ chức thực hiện, tạo môi trường thuận lợi cho chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đúng kế hoạch đề ra. Nhất là công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở đã có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình mới, chuyển hướng chỉ đạo theo hướng từ lượng sang chất; tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ nhà ra ngõ, từ thôn lên xã, huyện…

Mô hình vườn mẫu trồng chanh và cây ăn quả của nông dân xã Quảng Thành, huyện Hải Hà

Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, rộng khắp, hiệu quả đã nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, xây dựng được những mô hình, điển hình tiên tiến.Xuất hiện ngày càng nhiều những cá nhân, hộ gia đình, đơn vị đã có nghĩa cử cao đẹp, tự nguyện tham gia đóng góp sức người, sức của để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội. Người dân vùng nông thôn cũng ngày càng năng động, sáng tạo, quyết liệt hơn trong nhân rộng những mô hình xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, đoàn kết nhân ái, không để ai bị bỏ lại phía sau...

Đến nay, phong trào xây dựng NTM đã góp phần tạo dựng nên những dấu ấn phát triển rõ rệt cho khắp các vùng nông thôn trong tỉnh. Diện mạo của khu vực nông thôn của tỉnh nhìn chung đều đã có những thay đổi đáng kể, từ đồng bằng đến vùng cao biên giới cũng như ven biển, hải đảo đều ngày càng văn minh, hiện đại, khang trang hơn. Tiêu biểu như, người dân TX Đông Triều đã xây dựng nên những vùng trồng na dai, canh tác khoai tây chất lượng cao. Giao thông được kết nối thông suốt bằng các tuyến đường bê tông hoặc thảm nhựa, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp” quanh năm. Huyện Cô Tô - huyện đảo đầu tiên trong cả nước “về đích” nông thôn mới, hiện đang tập trung cao độ cho nhiệm vụ phát huy tốt tiềm năng tài nguyên du lịch độc đáo, tăng trưởng xanh và bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh...

Từ năm 2013, Quảng Ninh là địa phương tiên phong triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) với mục tiêu phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm có lợi thế địa phương. Từ chỗ chỉ có vài chục sản phẩm "trình làng", đến nay tỉnh đã có 435 sản phẩm OCOP, trong đó có 191 sản phẩm đạt từ 3-5 sao, với 174 đơn vị doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tham gia. Các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng được đầu tư hơn về chất lượng, mẫu mã.

Qua đó, tạo môi trường thuận lợi, sôi động để khắp các địa phương thi đua thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất”; tăng mức thu nhập cho người dân.  Số đơn vị tham gia chương trình và số sản phẩm đạt sao được dán tem, cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh đều tăng dần qua từng năm. Các đợt hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh được tổ chức hàng năm đều thu hút đông đảo người dân quan tâm.

HẢI HẬU

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông