15:47 27/04/2023 Thực hiện Kế hoạch số 149/KH-BCA, ngày 24-3-2023 của Bộ Công an về triển khai Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư năm 2022 - 2023 trong Công an nhân dân (CAND), Công an thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thông qua Giải để tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối và quyết tâm đấu tranh chống “giặc nội xâm”, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta; cổ vũ, động viên đảng viên, cán bộ chiến sĩ Công an Hải Phòng tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả, tác phẩm và các tập thể, cá nhân trong Công an Hải Phòng nói riêng đóng góp trong hoạt động tuyên truyền về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động, tích cực bám sát thực tiễn cơ sở để kịp thời phản ánh kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các đơn vị, địa phương trong và ngoài CAND. Phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để biểu dương, nhân rộng; đấu tranh phê phán những khuyết điểm, vi phạm, những vấn đề còn tồn tại với phương châm kết hợp giữa “xây” và “chống”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”.
II. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU
1. Nội dung
Tác phẩm tham dự Giải cần đáp ứng các nội dung sau:
- Phổ biến, tuyên truyền kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
- Phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đấu tranh, lên án các biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương và "lợi ích nhóm", suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
- Phản ánh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng cả khu vực ngoài Nhà nước; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
- Phản ánh vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay, những thành tựu, kết quả, những cách làm có hiệu quả của các cơ quan Trung ương, các địa phương, cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
- Ghi nhận, biểu dương, cổ vũ các gương đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; Bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
- Phản ánh những khó khăn, thách thức và định hướng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch.
- Phát hiện, phản ánh những chủ trương, chính sách và quy định hiện hành còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp, dễ phát sinh các hành vi tham nhũng, tiêu cực, để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật nhằm ngăn chặn hiệu quả hơn nữa các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Giải pháp, phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.
- Âm mưu, thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn mới lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để phá hoại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc liên đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Thành tích, chiến công nổi bật, sự đóng góp của lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an Hải Phòng nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kết quả đấu tranh xử lý các đối tượng lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để phá hoại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Yêu cầu đối với tác phẩm báo chí tham dự Giải
- Các loại hình báo chí tham dự Giải bao gồm: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.
- Các thể loại: bài nghiên cứu, phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, phim tài liệu, bản tin, chuyên đề, chuyên mục, tọa đàm, điều tra, ký sự, bình luận, chuyên luận, sản phẩm báo chí đa phương tiện (không nhận các video clip trên báo điện tử).
- Tác phẩm được xét trao giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan, chính xác, có tính thuyết phục, định hướng dư luận cao; có tác động tích cực phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình…) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép và bảo đảm đúng quy định về thời gian đăng, phát của Ban Tổ chức Giải.
- Tác phẩm báo in: gửi nguyên bản gốc hoặc photocopy (5 bản), ghi rõ tên báo và thời gian đăng tải (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Đối với Tạp chí in, không nhận các bài viết có nội dung như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, điều tra…về vụ việc thời sự, chỉ nhận các bài viết mang tính nghiên cứu, lý luận, tổng kết thực tiễn. Độ dài mỗi tác phẩm không quá 5 kỳ.
- Tác phẩm báo điện tử: in trên giấy khổ A4 từ giao diện điện tử (5 bản), ghi rõ tên báo, thời gian đăng tải, kèm theo đường link tác phẩm (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Đối với tạp chí điện tử, không nhận các bài viết có nội dung như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, điều tra… về vụ việc thời sự, chỉ nhận các bài viết mang tính nghiên cứu, lý luận, tổng kết thực tiễn. Độ dài mỗi tác phẩm không quá 5 kỳ.
- Tác phẩm phát thanh: ghi file tác phẩm lên đĩa CD/USB/ổ cứng, ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng, kèm theo văn bản phần lời bình trên giấy A4 (5 bản) và đường link tác phẩm trên trang điện tử của đài. Tác phẩm phát thanh có độ dài không quá 60 phút.
- Tác phẩm truyền hình: ghi file tác phẩm lên đĩa DVD/USB/ổ cứng, ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng, kèm theo văn bản phần lời bình trên giấy A4 (5 bản) và đường link tác phẩm trên trang điện tử của đài. Tác phẩm truyền hình có độ dài không quá 90 phút.
- Không xét các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền thanh).
- Các tác phẩm gửi tham dự Giải ghi rõ đã đăng, phát sóng trên cơ quan báo, đài, có xác nhận của cơ quan báo chí kèm một bản giới thiệu khái quát về tác phẩm. Ban Tổ chức không trả lại tác phẩm dự giải và được quyền sử dụng các tác phẩm đoạt giải để phục vụ hoạt động tuyên truyền.
III. QUY ĐỊNH VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ GIẢI THƯỞNG
1. Về tác giả
- Toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu của Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an thành phố. Tác giả tham dự Giải không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.
- Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả chỉ được chọn 1 tác phẩm đúng với quy định Giải để tham dự. Nếu tác giả đã có tác phẩm của riêng mình, đồng thời tham gia nhóm tác giả sáng tác tác phẩm thì được chọn thêm tối đa 1 tác phẩm khác. Số tác giả tối đa một nhóm không quá 7 người.
2. Về tác phẩm
- Là các tác phẩm được các cơ quan thông tấn báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 13-11-2021 đến 20-7-2023.
- Không nhận các tác phẩm đã đoạt Giải báo chi quốc gia; những tác phẩm đã được trao thưởng ở các giải báo chí Trung ương và địa phương được quyền tham dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải đã đoạt, thông tin về đơn vị, thời gian tổ chức giải.
- Tác phẩm tham dự giải phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
3. Giải thưởng
- 1 Giải Đặc biệt: 30.000.000 đồng kèm theo Bằng khen của Bộ Công an
- 2 Giải A: 20.000.000 đồng kèm theo Bằng khen của Bộ Công an.
- 3 Giải B: 15.000.000 đồng kèm theo Bằng khen của Bộ Công an
- 5 Giải C: 10.000.000 đồng kèm theo Bằng khen của Bộ Công an.
- 5 Khuyến khích: 5.000.000 đồng kèm theo Bằng khen của Bộ Công an.
Ngoài giải thưởng trên, Bộ Công an tặng Bằng khen cho tác giả, nhóm tác giả trong lực lượng CAND đoạt giải cấp Trung ương.
- Cấp Công an thành phố: Các tác giả, tác phẩm được lựa chọn tham gia cấp Bộ Công an sẽ được cộng điểm thi đua của đơn vị, địa phương vào quý IV/2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị: Tham mưu giúp Giám đốc CATP triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương tham gia Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư năm 2022 - 2023 trong Công an Hải Phòng. Là đơn vị thường trực, tham mưu giúp Giám đốc CATP trong công tác tổ chức xét, chọn các tác phẩm có chất lượng tốt nhất, đúng Thể lệ tham dự Giải gửi Bộ Công an; đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham dự Giải; xây dựng báo cáo kết quả của Công an thành phố về Bộ Công an (Phòng 3) theo quy định.
2. Phòng Tham mưu và Ban Chuyên đề An ninh Hải Phòng: Tuyên truyền về nội dung kế hoạch của Công an thành phố tham gia Giải và Thể lệ của Giải do Ban Tổ chức Trung ương ban hành trên Cổng thông tin điện từ CATP và Chuyên đề ANHP.
3. Phòng Hậu cần: Đảm bảo kinh phí công tác chấm, xét chọn các tác phẩm báo chỉ tham dự Giải; cấp kinh phi khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 theo kế hoạch.
4. Công an các đơn vị, địa phương:
- Tổ chức phát động, phổ biến, quán triệt đến cán bộ chiến sĩ trong đơn vị tích cực hưởng ứng tham gia Giải; quan tâm chỉ đạo, gợi ý, hướng dẫn các nội dung mới, vấn đề khó, kết quả nổi bật trong công tác để cán bộ, chiến sĩ, phóng viên bám sát thực tiễn sinh động sáng tác các tác phẩm báo chỉ có chất lượng.
- Bảo đảm mỗi đơn vị có ít nhất 1 tác phẩm tham gia Giải có chất lượng cao, đúng quy định về tác giả, tác phẩm; gửi tác phẩm về Công an thành phố (qua Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị - Đội 1) trước ngày 10-7-2023 để tổ chức xét chọn tác phẩm có chất lượng tham dự Giải cấp Bộ Công an.
PV