GIẢI THƯỞNG VINFUTURE MÙA 2 CHÍNH THỨC BƯỚC VÀO VÒNG SƠ KHẢO

09:04 20/05/2022

Ngày 18/05/2022, Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2022 chính thức bước vào vòng Sơ khảo. Với chủ điểm “Hồi Sinh và Tái Thiết”, tổng số hồ sơ đề cử tham gia quá trình đánh giá của Giải thưởng VinFuture mùa 2 lên đến 970, đến từ các nhà khoa học, tổ chức uy tín từ hơn 70 quốc gia trên khắp 6 châu lục.

Đúng với tinh thần của chủ điểm năm 2022, các đề cử tập trung vào những công trình và phát minh quan trọng giúp giải quyết thách thức lớn của nhân loại để hồi sinh sau đại dịch như sức khỏe và lương thực, môi trường và năng lượng bền vững cũng như ứng dụng của công nghệ trong mọi mặt của đời sống. 

Dẫn đầu số lượng đối tác đề cử của Giải thưởng VinFuture mùa 2 là các nhà khoa học châu Á với 34,6%; tiếp đến là châu Mỹ 29,8%; châu Âu 16,2% và châu Đại Dương 7%. Đặc biệt, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ châu Phi lên đến 12,4% – tăng hơn 6 lần so với năm 2021.

Về chất lượng, 584 trong số 2618 đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới đăng ký, tăng hơn gấp đôi so với năm 2021. 941 đối tác đề cử đến từ 500 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới như: Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Yale (Hoa Kỳ), Đại học Oxford (Vương Quốc Anh), Học viện Karolinska (Thụy Điển), Học viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), Đại học Witwatersrand, Johannesburg (Nam Phi), Đại học Cairo (Ai Cập), và rất nhiều những tên tuổi kỳ cựu khác.

Giai đoạn Sơ khảo của Giải thưởng VinFuture sẽ tuân theo quy trình xét duyệt khắt khe, dựa trên các chuẩn mực quốc tế cao nhất, nhằm đảm bảo tính khoa học, công bằng và minh bạch. Hội đồng Sơ khảo sẽ tiến hành đánh giá các đề cử theo các tiêu chí cốt lõi, bao gồm mức độ tiến bộ trong khoa học công nghệ, tầm ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của con người cũng như quy mô và sự bền vững của dự án.

TS. Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Giải thưởng VinFuture chia sẻ: “Qua hơn hai năm chứng kiến những tổn thất to lớn của nhân loại do đại dịch COVID-19, VinFuture nhận thấy tầm quan trọng của những phát minh nhằm đóng góp và thúc đẩy quá trình phục hồi toàn cầu sau đại dịch, hướng đến phát triển bền vững. Với chủ đề trọng tâm “Hồi sinh & Tái thiết”, Giải thưởng VinFuture 2022 đã quy tụ thêm được những nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm tăng thêm những góc nhìn đa chiều cho giai đoạn đánh giá các đề cử. Thông qua mùa giải 2022, chúng tôi mong muốn tìm ra được các giải pháp khoa học giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết của toàn cầu, đồng thời truyền cảm hứng để lan tỏa rộng hơn các giá trị tốt đẹp mà khoa học công nghệ có thể mang lại trong nhiều lĩnh vực mới, tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mới, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương.”

Cùng với việc chính thức bắt đầu vòng Sơ khảo, Giải thưởng VinFuture 2022 cũng công bố thêm ba nhà khoa học nổi tiếng thế giới lần đầu tiên góp mặt trong các Hội đồng khoa học của Giải thưởng.

Đó là Giáo sư Dan Kammen từ Đại học California Berkeley, Hoa Kỳ – nguyên đặc phái viên khoa học của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về chuyên ngành năng lượng – chính thức tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture từ năm 2022.

Hai giáo sư mới tham gia Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture mùa 2 tiếp theo là Giáo sư Quarraisha Abdool Karim – Chủ nhân Giải thưởng L’Oréal-UNESCO cho Phụ nữ trong Khoa học, một trong những chủ nhân Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên và Giáo sư Ermias Kebreab – Giám đốc trung tâm Lương thực Thế giới thuộc Đại học California, Davis, Hoa Kỳ.

Chia sẻ về cảm xúc khi đón nhận vai trò mới, Giáo sư Dan Kammen bày tỏ: “Tôi đặc biệt ấn tượng với thông điệp rất thực tế, cũng như sứ mệnh của Khoa học Công nghệ đã được truyền tải qua góc nhìn đầy nhân văn của Giải thưởng VinFuture ngay từ năm đầu tiên. Tôi kỳ vọng, không chỉ vào chất lượng chuyên môn, mà còn vào tiềm năng ứng dụng thực tế của các đề cử để khoa học có thể thực sự đi vào cuộc sống. Với những nhà khoa học theo đuổi triết lý “khoa học vị nhân sinh”, được trực tiếp xử lý các bộ hồ sơ đề cử và chọn lọc những phát minh, sáng chế khoa học để tìm ra chủ nhân giải thưởng, là một điều ý nghĩa và hạnh phúc.”

Vòng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture năm 2022 sẽ diễn ra từ 18/5 đến cuối tháng 9/2022 nhằm giúp Hội đồng có thể xem xét kỹ lưỡng và chọn ra những công trình ấn tượng, xứng đáng nhất để đưa vào vòng Chung kết./.

Hội đồng Giải thưởng VinFuture:

- Giáo sư Sir Richard Henry Friend, FRS – Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh, Giải Millennium Technology Vật Lý năm 2010.

- Giáo sư Gérard Albert Mourou – Đại học École Polytechnique Palaiseau, Pháp, Giải Nobel Vật Lý năm 2018.

- Giáo sư Sir Konstantin (Kostya) S. Novoselov, FRS – Đại học Manchester, Vương Quốc Anh và Đại học Quốc gia Singapore, Singapore, Giải Nobel Vật Lý năm 2010.

- Giáo sư Michael Eugene Porter – Đại học Harvard, Hoa Kỳ, Cha đẻ của Lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”.

- Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, FRS – Đại học Harvard, Hoa Kỳ, Giải A.M. Turing năm 2010.

- Tiến sĩ Padmanabhan Anandan – AI Matters Advisors LLC, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Jennifer Tour Chayes – Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Pascale Cossart – Viện Pasteur Paris, Pháp.

- Giáo sư Đặng Văn Chí – Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig, Hoa Kỳ.

- Tiến sĩ Xuedong David Huang – Microsoft, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Daniel Merson Kammen – Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Vũ Hà Văn – Đại học Yale, Hoa Kỳ.

Hội đồng Sơ khảo VinFuture:

- Giáo sư Nguyễn Thục Quyên – Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Albert P. Pisano – Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Mônica Alonso Cotta – Đại học Campinas, Brazil.

- Giáo sư Đỗ Ngọc Minh – Đại học Illinois Urbana-Champaign, Hoa Kỳ và Đại học VinUni, Việt Nam.

- Ông Akihisa Kakimoto – Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi, Nhật Bản.

- Giáo sư Quarraisha Abdool Karim – Trung tâm Nghiên cứu AIDS Nam Phi CAPRISA, Nam Phi.

- Giáo sư Ermias Kebreab – Đại học California, Davis, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Nguyễn Đức Thụ – Đại học Rutgers, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Alta Schutte – Đại học New South Wales, Úc.

- Giáo sư Molly Shoichet – Đại học Toronto, Canada.

- Giáo sư Vivian Yam – Đại học Hồng Kông, Hồng Kông.

Thông tin về quỹ VinFuture: 

Quỹ VinFuture, ra mắt vào 20/12/2020, nhân ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại – là quỹ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương đồng sáng lập.

Tầm nhìn và sứ mệnh của Quỹ là tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới. Hoạt động cốt lõi của Quỹ là trao Giải thưởng VinFuture hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.

Hệ thống Giải thưởng VinFuture gồm Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu đô la Mỹ - một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu; và 3 Giải Đặc biệt (VinFuture Special Prize), mỗi giải trị giá 500 nghìn đô la Mỹ, dành cho các nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.

Ngoài ra, Quỹ cũng tiến hành nhiều hoạt động để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, như tài trợ nghiên cứu, hợp tác phát triển học thuật, thúc đẩy giáo dục STEM.

Quỹ VinFuture, ra mắt vào 20/12/2020, nhân ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại – là quỹ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương đồng sáng lập.

Tầm nhìn và sứ mệnh của Quỹ là tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới. Hoạt động cốt lõi của Quỹ là trao Giải thưởng VinFuture hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.

Hệ thống Giải thưởng VinFuture gồm Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu đô la Mỹ - một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu; và 3 Giải Đặc biệt (VinFuture Special Prize), mỗi giải trị giá 500 nghìn đô la Mỹ, dành cho các nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.

Ngoài ra, Quỹ cũng tiến hành nhiều hoạt động để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, như tài trợ nghiên cứu, hợp tác phát triển học thuật, thúc đẩy giáo dục STEM.

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích