Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 19 giờ ngày 11/4/2020: Chỉ có thêm 1 ca mắc Covid-19

21:14 11/04/2020

Tình hình dịch Covid-19:

-  Thế giới: 1.710.148 người mắc, 103.506 người tử vong, trên 211 quốc gia

- Hoa Kỳ: 503.177 người mắc; 18.761 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 161.852 người mắc; 16.353 người tử vong.

- Italia: 147.577 người mắc; 18.849 người tử vong.

- Pháp: 124.869 người mắc; 13.197 người tử vong.

- Đức: 122.171 người mắc; 2.767 người tử vong.

- Trung Quốc 81.953 người mắc; 3.339 người tử vong.

- Anh: 73.758 người mắc; 8.958 người tử vong.

- Iran: 68.192 người mắc; 4.232 người tử vong.

Thế giới có gần 1,7 triệu người mắc bệnh; hơn 100 ngàn người tử vong; có khoảng 50 ngàn bệnh nhân nặng.

-   Việt Nam258 trường hợp mắc COVID-19; Chưa có BN tử vong

159 người từ nước ngoài (chiếm 61%), 99 người lây nhiễm thứ phát (39%).

Đến 19h ngày 11/4/2020, có thêm 1 trường hợp mắc bệnh: ca bệnh 258 (BN258): Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, trú tại xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội; là mẹ BN257 đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2.

Tổng số 144 người khỏi bệnh

- 16 

28 người (tính từ ngày 6/3 đến 11/4) được chữa khỏi bệnh.

: 0 ca mắc; 0 tử vong.

+ Có 402 trường hợp / 406 trường hợp nghi ngờ mắc dịch COVID-19 có kết quả xét nghiệm âm tính, 4 trường hợp chờ kết quả xét nghiệm.

+ Có 1.642 mẫu / 1.736 mẫu sàng lọc cho các trường hợp cách ly, đã có kết quả âm tính, 94 mẫu chờ kết quả.

+ Số cách ly tại cơ sở tập trung là 754 người, tại: Cao đẳng Du lịch 118 người; BV Việt Tiệp 2: 53 người; Trung tâm GDQP- Đại học HP: 266 người; Trung tâm quân sự thành phố (Thủy Nguyên): 176 người; Khách sạn Công đoàn Đồ Sơn 56 người; Khách sạn Sinh viên ĐH QL&CN: 85 người.

Số cách ly tại nhà là: 4.185 người

2. Thông tin hoạt động của Chính phủ, các bộ, ngành:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

2. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

3. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

4. Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

5. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

6. Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

Riêng người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

2. Tại hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 11/4. Hội nghị kết nối đến 700 điểm cầu trên toàn quốc.

Các chuyên gia đã phân tích về phác đồ điều trị COVID-19 hiện nay Việt Nam đang áp dụng và luôn cập nhật với phác đồ của thế giới. Theo đó 80,9% bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường là có thể khỏi; 15,3% bệnh nhân mắc có biến chứng và gần 6% có biến chứng. Vì vậy các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực về điều trị để thu dung các bệnh nhân mắc khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh: cần tiếp tục tăng cường tập  huấn, nâng cao năng lực ở tất cả các tuyến, nhất là việc nâng cao kĩ năng trong chăm sóc, điều trị bởi vì bệnh này dễ lây; các cơ sở  y tế đều phải chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng trên toàn quốc, không chờ hỗ trợ từ tuyến trung ương, tuân thủ phương châm 4 tại chỗ.

3. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa có công văn khẩn số 1983/CV-BCĐ gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị không thực hiện dịch vụ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 theo yêu cầu.

Tính đến nay cả nước đã có 110 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID- 19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (Nông nghiệp, Quốc phòng) có 15 phòng; 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định. 

Trong giai đoạn hiện nay các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu. 

4. Ngày 11-4, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (Sở Y tế TPHCM) phối hợp với Ga Sài Gòn bắt đầu triển khai việc kiểm tra khai báo y tế điện tử và lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với tất cả hành khách đi tàu về Ga Sài Gòn.

5. Tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã có văn bản điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sang 15/7 và dự kiến lịch thi THPT quốc gia lùi lại vào ngày 8-11/8. Nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15/6 thì các em lớp 12 vẫn có thể tham gia kỳ thi THPT quốc gia, với tinh thần tổ chức giảm nhẹ nhiều nhất có thể. Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình tinh giản, giảm nhẹ nội dung học tập học kỳ II. Theo đó giữ lại những nội dung nền tảng, cốt lõi của chương trình học kỳ II, để giúp học sinh hoàn thành chương trình và xét lên lớp theo yêu cầu của chương trình năm học.

Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục lùi thời gian tới trường với học sinh từ cấp mầm non đến THPT. Một số tỉnh thành cho học sinh nghỉ học đến hết 19/4; một số tỉnh thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học cho đến khi có thông báo tiếp theo.

3. Thông tin hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. UBND thành phố vừa có Văn bản số 2671/UBND-GT ngày 11/4/2020 về việc tạm dừng việc cấp Giấy xác nhận và kiểm soát phương tiện vận tải hàng hóa ra vào thành phố. Qua đó chỉ đạo:

- Tạm dừng việc cấp Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa ra vào thành phố.

- Giao các Chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa  ngõ ra vào thành phố tạm dừng việc kiểm soát các phương tiện vận tải hàng hóa ra vào thành phố.

- Giao UBND các quận huyện kiểm tra nơi ở tập trung cho các lái xe, phụ xe vận tải hàng hóa mà các doanh nghiệp, chủ phương tiện đăng ý bảo đảm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Xác định số lái xe, phụ xe được doanh nghiệp bố trí nơi ở tập trung hoặc không tự bố trí được, gửi Sở GTVT tổng hợp, báo cáo UBND thành phố…

2. Lãnh đạo UBND thành phố, các Quận huyện tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, tại các chốt kiểm dịch của thành phố, tại các cơ quan đơn vị, cơ sở kinh doanh lưu trú, địa điểm du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí, cơ sở tôn giáo….

3. Duy trì hoạt động tuyên truyền, tẩy uế, khử trùng tại công sở, cơ sở y tế, trường học, cơ quan đơn vị, nơi công cộng, đường phố, khu vực có người nghi ngờ mắc.

4. Duy trì hoạt động các chốt kiểm soát dịch; các hoạt động truyền thông kết hợp điều tra giám sát, tại cộng đồng, truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh.

5. Tại các quận huyện, xã phường: tiếp tục điều tra, tìm kiếm những trường hợp tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi ngờ mắc, người bệnh điều trị, người từ vùng có dịch về Hải Phòng … để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn cách ly y tế tại nhà hoặc đưa vào cách ly tập trung, lấy mẫu làm xét nghiệm.

6. Các cơ sở cách ly tập trung của thành phố tiếp tục bàn giao đối tượng hết thời gian cách ly tập trung về địa phương để tiếp tục giám sát, cách ly tại nhà và nhận các đối tượng cần cách ly tập trung từ quận huyện chuyển lên, trên cơ sở quyết định danh sách cách ly tập trung do UBND thành phố phê duyệt.

 PV

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông