09:16 11/09/2024 UBND thành phố ban hành Quyết định số 2208/QĐ/-UBND ngày 15/10/2014 về tiêu chí chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố. Qua đó, xác định rõ nhiệm vụ, nâng cao hơn nữa trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, các đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội, cá nhân trên địa bàn thành phố, tạo sức mạnh tổng thể trong việc quản lý, phòng cháy và chữa cháy chợ, trung tâm thương mại. Từng bước đưa việc quản lý và sử dụng chợ, trung tâm thương mại vào nề nếp, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Việc xây dựng các chợ đạt yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy nhằm chủ động đấu tranh ngăn ngừa có hiệu quả đối với sự cố tai nạn cháy, nổ, làm giảm đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản do cháy nổ gây ra tại các chợ trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, chợ phải có các nhà phục vụ, kinh doanh mua bán hàng hóa cho các hộ kinh doanh và khách hàng không bị nắng, nóng, mưa dột, đảm bảo an toàn, mỹ quan, văn minh, vệ sinh môi trường. Phải có nhà để xe (bãi để xe) không làm cản trở đường, lối thoát nạn và xe chữa cháy hoạt động. Nhà thường trực PCCC và bảo vệ được bố trí ở vị trí dễ quan sát các hoạt động trong chợ và đảm bảo tiếp ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra.
Xung quanh chợ phải có đường cho các xe chữa cháy hoạt động tối thiểu rộng 4m, chiều cao không nhỏ hơn 4,25m tính từ mặt đường lên phía trên; Bố trí đường giao thông lối thoát nạn trong chợ có chiều rộng: lối đi chính lớn hơn 3,6m; lối đi phụ lớn hơn 2,4m; khoảng cách giữa các lối đi chính không lớn hơn 20m; lối đi giữa 2 dãy quầy từ 1,2m đến 2,4m (nếu dãy quầy nhỏ hơn 5m là 1,2m; dãy quầy từ 5m đến 10m là 1,8m; dãy quầy lớn hơn 10m là 2,4m).
Trong chợ có hệ thống loa phát thanh và thường xuyên phát cảnh báo, nhắc nhở về công tác PCCC đối với các hộ kinh doanh và khách hàng mua sắm, tham quan để nâng cao ý thức đảm bảo an toàn PCCC và hướng dẫn thoát nạn khi có sự cố xảy ra trong chợ.
Không tàng trữ, bán và sử dụng các chất, hàng phóng xạ hoặc nguy hiểm cháy nổ (xăng dầu, cồn, gas LPG...) trong chợ; không tự ý sử dụng nguồn lửa trần trong chợ (đốt hương, đốt nến, đốt vàng mã, đốt vía, đun nấu...); không hút thuốc lá, thuốc lào trong chợ gây nguy cơ cháy chợ và ô nhiễm môi trường.
Nơi thờ tự, tín ngưỡng bố trí ở nơi an toàn về PCCC, không bố trí ở nơi gần chất, hàng, vật liệu dễ cháy và do Ban quản lý chợ quy định chung cho toàn chợ.
Tại các chợ phải luôn đảm bảo có đủ các hệ thống điện: kinh doanh, sinh hoạt, bảo vệ, chiếu sáng sự cố và chữa cháy, các hệ thống điện này phải được đấu riêng biệt có tủ điện tổng đặt gần cổng chợ.
Hệ thống điện tại chợ phải được tính toán thiết kế và đấu mắc đảm bảo an toàn, có thiết bị bảo vệ chống quá tải, chập cháy. Nghiêm cấm tự ý đấu mắc điện trong chợ; không để hàng hóa dễ cháy gần, sát hoặc đè lên dây dẫn, thiết bị điện, ổ điện; sử dụng thiết bị điện phải đảm bảo an toàn. Khi mất điện hoặc nghỉ bán hàng chủ hộ kinh doanh phải ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện. Hằng ngày trước khi ngừng hoạt động kinh doanh (đóng cổng chợ) phải phân công người trong Ban quản lý chợ có trách nhiệm kiểm tra ngắt điện cầu dao tổng nguồn điện phục vụ sinh hoạt và kinh doanh toàn chợ.
Không treo, hàng, bày hàng hóa lấn chiếm đường lối thoát nạn; không tự ý làm phên liếp che mưa nắng, chống nóng. Các vật liệu công trình phải là loại khống cháy hoặc khó cháy.
Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ và biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thoát nạn phù hợp với đặc điểm hoạt động của chợ. Trên các đường thoát nạn phải có biển chỉ dẫn bằng tiếng Việt và có đèn chiếu sáng sự cố để mọi người dễ nhận biết thoát nạn an toàn.
Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong Ban quản lý chợ; Có nơi quy định dùng cho sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh và phục vụ.
Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Có phương án chữa cháy, thoát nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và tổ chức thực tập định kỳ hàng năm; Có đủ nguồn nước chữa cháy, hệ thống báo cháy sớm, phương tiện thiết bị chữa cháy, cứu nạn cứu hộ phù hợp với đặc điểm của chợ, đảm bảo về số lượng, chất lượng, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và sử dụng hiệu quả.
Mỗi chủ hộ kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ trong chợ phải tự trang bị tối thiểu 01 bình chữa cháy, nhân viên bán hàng phải biết sử dụng bình chữa cháy và định kỳ hàng tháng kiểm tra, bảo dưỡng bình; Có hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Trưởng ban Ban quản lý chợ thực hiện đúng chế độ tự kiểm tra an toàn PCCC và chế độ bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
TRUNG KIÊN
20:04 05/10/2024
19:57 04/10/2024
16:03 26/09/2024
Bắt nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng
Bắt giữ 6 đối tượng về hành vi giết người và gây rối trật tự công cộng
Công an quận Kiến An: Phá 1 ổ nhóm có hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
Công an quận Kiến An: Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án hình sự đạt 94,91%
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Chân dung nhà vô địch tuyệt đối Giải Thể hình, Sport Physique Cúp Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng mở rộng
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tập trung giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3