Tìm hiểu dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: Qúa trình xây dựng dự án Luật

09:45 01/08/2018

Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, chuẩn bị từ giữa năm 2013, sau khi bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII theo Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18-6-2013 của Quốc hội. Sau khi được Bộ Chính trị đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại Kết luận số 21-TB/TW ngày 22-3-2017, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật được Chính phủ giao là Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã khẩn trương hoàn chỉnh dự án luật để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2017).

Theo đó, dự thảo luật được xây dựng theo hướng góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với đặc điểm là thực hiện các chính sách kinh tế đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, với mục tiêu là lấy mô hình phát triển kinh tế bền vững, đan xen lợi ích, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; với các biện pháp chủ yếu xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, minh bạch, lành mạnh; áp dụng khoa học công nghệ cao, khuyến khích đầu tư tư nhân; phương pháp quản lý hiện đại, khoa học; cắt giảm thuế phù hợp đủ sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong quá trình xây dựng dự án luật, Chính phủ đã thực hiện tổng kết, đánh giá hoạt động và tổng hợp chính sách hiện đang áp dụng đối với các mô hình Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao ở nước ta trong 25 năm qua; nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về các mô hình đặc khu kinh tế của 13 quốc gia, vùng lãnh thổ; khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế và nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù của từng đặc khu; tổ chức lấy ý kiến góp ý của 26 cơ quan, tổ chức có liên quan, tham vấn ý kiến của các tổ chức quốc tế có uy tín và lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Quốc hội; tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động của các cơ chế, chính sách quy định tại Luật về mặt kinh tế, xã hội, bình đẳng giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngay sau đó, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tán thành sự cần thiết phải ban hành Luật và góp ý vào các quy định cụ thể, tập trung vào các nội dung về mô hình tổ chức chính quyền địa phương và cơ chế tài chính, ngân sách, chính sách thuế và đất đai áp dụng cho các dự án đầu tư.

(còn nữa)

ANHP

 

 

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông