Tín dụng chính sách xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

16:17 23/09/2019

Sáng 23-9, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến về vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Dự hội nghị có Phó thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia Vương Đình Huệ. Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam dự và chủ trì tại điểm cầu Hải Phòng.

Đến 31-8, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 199.000 tỷ đồng, tăng 57.300 tỷ đồng so với năm 2015. Tốc độc tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 9,7% với gần 6,6 triệu khách hàng còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu vào 9 chương trình tín dụng lớn, chiếm gần 98% tổng dư nợ.

Trong quá trình triển khai hoạt động, vốn tín dụng chính sách xã hội đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của Đảng và nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng được cải thiện.

Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được nâng cao; góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng; tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước. Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao…

Quang cảnh tại điểm cầu Hải Phòng

Kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn quốc đã tích cực vào cuộc triển khai thực hiện vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng các cấp tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40; nâng cao vai trò, trách nhiệm và hoạt động của cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tăng cường bổ sung nguồn vốn địa phương để ủy thác cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn; tạo thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả.

Đồng thời, tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các Ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); phát triển NHCSXH thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài. Nghiên cứu mở rộng đối tượng vay vốn chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn; nâng thời hạn cho vay tối đa của chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo lên 10 năm. Đề nghị năm 2020 và giai đoạn 2021-2025, NHCSXH tăng trưởng tối thiểu phải đạt 10%...

Bùi Hạnh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông