Toàn thành phố phòng chống áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

21:25 22/07/2018

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng, Thủy văn TW, vào 16h ngày 22-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60 km tính từ tâm ANTĐ.

CAQ Hồng Bàng tăng cường công tác rà soát tình hình an toàn các tuyến đê kè

Dự báo trong 24h tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, sau đó đổi hướng di chuyển Đông Bắc mỗi giờ đi được 5-10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16hngày 23-7, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của ATNĐ ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Thực hiện Công điện khẩn về việc phòng chống ngập úng, ATNĐ của Chủ tịch UBND TP, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã tổ chức rà soát, kiểm tra kế hoạch các khu vực có thể bị ngập úng, nguy cơ sạt lở đất, chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng xử lý các tình huống do mưa lớn kéo dài, ATNĐ gây ra. Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống khi có chỉ đạo của UBND TP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trong ngành chủ động phòng chống ATNĐ, mưa lớn, kiểm tra hệ thống đê điều, chủ động xử lý ngay từ giờ đầu các sự cố có thể phát sinh, các Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi triển khai phương án chống úng đã được phê duyệt.

Các quận, huyện tích cực chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống úng cho diện tích lúa mùa, ATNĐ trên địa bàn.

Tính đến 18h ngày 22-7, theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, toàn thành phố đã tiến hành thông báo cho 2.941 phương tiện/11.634 lao động, 450 lồng bè/1.239 lao động, 299 chòi canh/294 lao động di chuyển về nơi trú tránh. Trong đó, 255 phương tiện/583 lao động ven bờ; 2.521 phương tiện/8.753 lao động neo đậu tại các bến, không có phương tiện đang hoạt động xa bờ.

Đặc biệt, các ngành, địa phương, LLVT trên địa bàn thành phố đã có kế hoạch, phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng tham gia PCTT&TKCN. Trong đó, lực lượng tham gia xung kích hộ đê, PCTT&TKCN gồm 42.451 người (Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng: 9.707 người; tổng phương tiện 152 chiếc; Bộ đội biên phòng đảm nhiệm và hiệp đồng: 225 người; 11 tàu và xuồng máy, 22 xe ôtô các loại). 1.236  xe ô tô các loại, trên 1,3 nghìn tấn lương thực; 264 chiếc tàu, xuồng; gần 41 nghìn thùng mỳ ăn liền, trên 15 nghìn thùng nước đóng chai, 199 máy phát điện; hàng chục ngàn m3 cát, đá, đất... đã được huy động sẵn sàng phục vụ công tác PCTT, TKCN.

Đáng chú ý, ngày 21-7, mưa lớn trên địa bàn thành phố đã gây ngập lụt hầu hết các tuyến phố khu vực nội thành; ngập úng khoảng 8.350 ha diện tích lúa mùa; sạt lở nhẹ núi Thiên Văn quận Kiến An. Ngay khi xảy ra tình trạng ngập lụt, các lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý khơi thông dòng chảy, vận hành trạm bơm tiêu úng; cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí ngập sâu, có nguy cơ sạt lở đất.

Hiện tại, các trạm bơm tiêu úng vẫn tiếp tục hoạt động tối đa công suất để bảo vệ diện tích lúa mới cấy...

 KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông