Triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

15:31 27/10/2017

Nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, tại văn bản số 215/KH-UBND, mục tiêu chung được đặt ra là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Mục tiêu trên được đặt ra từ những hạn chế của văn hóa đọc hiện nay trên địa bàn thành phố. Đối tượng đọc hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu là nhà nghiên cứu, cán bộ nghỉ hưu, học sinh, sinh viên. Hệ thống thư viện trên toàn thành phố có khả năng đáp ứng 0,23 bản sách/người, con số còn khiêm tốn so với mục tiêu mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản sách/ người dân và đạt 01 bản sách/ người dân trong hệ thống thư viện công cộng của Chính phủ.

Thành phố huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc trong thời gian tới

Mạng lưới thư viện cấp xã, bưu diện văn hóa xã, tủ sách công cộng đã phát triển nhưng chất lượng tổ chức và hoạt động chưa đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Gia đình, nhà trường chưa phát huy được vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp đọc sách, khai thác thông tin, đặc biệt là khả năng sử dungjt hư viện cho việc học tập, nghiên cứu cũng như định hướng đọc cho trẻ em. Cùng với đó, nhận thức của các ngành, các cấp về văn hóa đọc chưa đúng mức, đầu tư cho hoạt động thư viện còn thấp so với yêu cầu phát triển.

Từ nay đến năm 2020, toàn thành phố phấn đấu 40-50% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí. Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/ người dân và đạt 01 bản sách/ người dân trong hệ thống thư viện công cộng, mỗi người dân trung bình đọc 04 cuốn sách/ năm.

100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ử bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn quy định; 90% thư viện công cộng vó vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng; 80% các thư viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.

Đến năm 2020, Hải Phòng phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/ người dân và đạt 01 bản sách/ người dân    trong hệ thống thư viện công cộng

Định hướng đến năm 2030, các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố theo hướng tăng dần, trung bình mỗi người dân đọc 06 cuốn sách/ năm, môi trường đọc tiếp tục được mở rộng với nhiều loại hình từ thành phố đến cơ sở.

Kế hoạch cũng đã đưa ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm; mở rộng hợp tác quốc tế về thư viện.

Để triển khai có hiệu quả đề án, UBND thành phố yêu cầu: Các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc. Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.

Huyền Trâm

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích