Vòng 26 V. League 2009: Bản trường ca “ân tình”

16:51 25/08/2009

Vòng 26 đã diễn ra đúng với kịch bản được dự báo trước khi Khánh Hoà thất thủ trên sân nhà giúp QK4 giành chiến thắng với tỷ số 2-1 và thoát khỏi vị trí xuống hạng. Trong khi đó trên sân nhà, TP. HCM không thể trốn khỏi suất xuống hạng cho dù được Đồng Tháp “trợ lực” khi hạ gục Nam Định tại Cao Lãnh nhưng thầy trò HLV Lư Đình Tuấn không thể giành chiến thắng trước Bình Dương để nắm lấy cơ hội ở lại. V.
Vòng 26 đã diễn ra đúng với kịch bản được dự báo trước khi Khánh Hoà thất thủ trên sân nhà giúp QK4 giành chiến thắng với tỷ số 2-1 và thoát khỏi vị trí xuống hạng. Trong khi đó trên sân nhà, TP. HCM không thể trốn khỏi suất xuống hạng cho dù được Đồng Tháp “trợ lực” khi hạ gục Nam Định tại Cao Lãnh nhưng thầy trò HLV Lư Đình Tuấn không thể giành chiến thắng trước Bình Dương để nắm lấy cơ hội ở lại. V. League 2009 đã kết thúc với hai suất xuống hạng giành cho Thanh Hoá và TP. HCM, vé play-off được trao cho Nam Định.

TP.HCM (áo sáng) bị đẩy bật xuống hạng  nhất
TP.HCM (áo sáng) bị đẩy bật xuống hạng nhất

Ngôi vô địch đã được xác định nên mọi sự chú ý đổ dồn về các cặp đấu quyết định đến việc trụ hạng hay xuống hạng của các đội bóng ở Top dưới. Có tới 4 trận đấu mà kết quả có liên quan đến 1,5 suất xuống hạng (1 vé xuống hạng trực tiếp và 1 vé đi play-off). Nhiều nhận định trước trận đấu về “tấm chân tình” của các ứng cử viên xuống hạng với các đối thủ và vòng 26 đã diễn ra gần đúng với dự báo bởi chỉ có trận TP. HCM – Bình Dương là không theo kịch bản.

Trận thắng của QK4 trên sân của Khánh Hoà là điều được dự báo trước và đã diễn ra đúng kịch bản. Trong hiệp 1, Khánh Hoà chủ động nhường thế trận cho đội khách bằng lối chơi chậm và QK4 tận dụng thành công để ghi hai bàn thắng vượt lên dẫn trước. Sang hiệp 2, trước sự phản ứng quyết liệt của khán giả, Tấn Tài được tung vào sân và Khánh Hoà lập tức có hai bàn thắng san bằng tỷ số do công của Quang Hải ở phút 52 và 60.

Tuy nhiên, QK4 cũng chẳng phải đợi lâu để được “nhận quà”. Từ tình huống phát bóng lên, TM đội Khánh Hòa đã hào phóng đưa bóng thẳng vào chân Mosse và TĐ của QK4 dễ dàng ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 3-2 và chính thức giúp QK4 trụ hạng thành công. Bởi các đối thủ trực tiếp của QK4 là Nam Định và TP. HCM đều thất bại trước Đồng Tháp và Bình Dương. Trên sân nhà, Đồng Tháp như muốn tận lực giúp TP. HCM khi đá “chết bỏ” với Nam Định. Cao Lãnh luôn là nơi đi dễ, về khó với các đội bóng và mới chỉ có XM. Hải Phòng lấy đủ ba điểm tại đây. Khi Đồng Tháp đá cật lực thì Nam Định đã không có cửa thắng và đội bóng thành Nam phải rời sân với hai bàn tay trắng trong tâm trạng phập phồng lo sợ với chiếc vé play off.

Sầu thảm nhất vòng 26 là tân binh giải hạng nhất năm 2010, CLB TP. HCM. Thầy trò HLV Lư Đình Tuấn chỉ còn biết trách chính bản thân mình khi các điều kiện “phụ trợ” giúp họ thoát khỏi vé xuống hạng đã có đủ nhưng TP. HCM không thể tự giải quyết được vấn đề của mình khi để thua Bình Dương trên sân nhà. Điều kiện cần là Đồng Tháp thắng Nam Định đã có nhưng TP. HCM lại không thể thắng Bình Dương trên sân nhà. Cũng chẳng phải là TP. HCM không có cơ hội nhưng chính sự yếu kém đã không cho phép họ ở lại V. League. Bạn bè giúp đỡ tận tình nhưng không đủ sức để tự định đoạt số phận của mình và bóng đá TP. HCM đã chính thức rời khỏi giải đấu cao nhất Việt Nam. Không chạy “trối chết” như TP.HCM, Nam Đinh hay QK4 nhưng Thể Công cũng đã có “vở diễn” thành công khi giành thắng lợi 4-3 trước “bạn diễn” Đà Nẵng. Nhiều tiếng xì xào trên sân Hàng Đẫy bởi Đà Nẵng “nằm thẳng cẳng” khi dẫn trước hai bàn và sau đó các cầu thủ Thể Công tha hồ biểu diễn như chỗ không người….

V. League 2009 đã kết thúc sau vòng 26 nhưng dấu ấn đọng lại sau đó chính là câu chuyện “ân tình” vẫn chưa có hồi kết. Bởi vay thì phải trả đó là qui luật, bóng đá là một môn thể thao “tập thể” nên chẳng ai dại gì xù nợ để bị đánh hội đồng. Giải đã hạ cánh an toàn, chẳng thể trách được Khánh Hoà hay Đà Nẵng sao đá yếu thế hay giận Đồng Tháp sao đá “thật” thế… Nhưng có một điều mà ai cũng biết là khán giả đã bị lừa khá nhiều lần mà BTC cũng chẳng làm gì được ngoài chuyện nhắc nhở chung chung. Chẳng hiểu chuyện ân tình, vay trả bao giờ mới chấm dứt ở bóng đá Việt Nam. Khó cho những người làm bóng đá và khổ cho khán giả cứ phải đến sân để xem kịch.

PHAN ANH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông