300.000 trẻ em bị ép cầm súng

16:05 27/11/2008

LHQ uớc tính khoảng hơn 300.000 trẻ em, cả nam và nữ, đang bị cưỡng bứctham dự vào các cuộc xung đột vũ trang trên toàn cầu. Thông tin do bàRadhika Coomaraswamy, đặc sứ của Tổng thư ký LHQ phụ trách về trẻ em vàchiến tranh, cho biết.
LHQ uớc tính khoảng hơn 300.000 trẻ em, cả nam và nữ, đang bị cưỡng bứctham dự vào các cuộc xung đột vũ trang trên toàn cầu. Thông tin do bàRadhika Coomaraswamy, đặc sứ của Tổng thư ký LHQ phụ trách về trẻ em vàchiến tranh, cho biết.

Theo đặc sứ Radhika, hiện 58 tổ chức vũ trang ở 13 quốc gia vẫn đang tuyển mộ và sử dụng lính trẻ em. Vô số trẻ em đã bị tổn thương trong các xung đột, từ Congo đến Afghanistan, mà cụ thể là bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc và bị từ chối tiếp cận với các tổ chức nhân đạo. Đó là chưa kể đến con số hàng chục ngàn bé gái bị lạm dụng tình dục khi chiến tranh xảy ra.

Cùng lên tiếng với đặc sứ Radhika Coomaraswamy là 3 cựu lính trẻ em, bây giờ trong lứa tuổi 20, đến từ châu Phi. Các em nói rằng việc LHQ ra mắt mạng lưới toàn cầu giúp trẻ em thoát cảnh cầm súng thời thiếu niên là điều rất cần thiết.

Ismael Beah, cựu lính vị thành niên, bị lôi kéo vào cuộc nội chiến Sierre Leone lúc 12 tuổi, kể rằng em đã chiến đấu trong lực lượng chính phủ. Beah đã viết một cuốn hồi ký về chuyện em bị ép tham dự cuộc nội chiến trên. Em đã cầm súng tác chiến ba năm trước khi được UNICEF đưa em về với đời thường.

Một em khác tên là Grace Akallo kẻ rằng em bị bắt làm "lính nhí" bởi 1 nhóm phiến quân ở bắc Uganda. Em và 139 bé gái khác bị ép đi ra khỏi trường học rồi bị cưỡng bức cầm súng chống lại chính phủ trong 7 tháng. Phiến quân dạy các em rằng "phải giết, hoặc bị giết". Còn một em tên là Kon Kelei kể rằng em bị bắt vào trại lính ở nam Sudan khi mới 5 tuổi và được nói đó là trường học.

ĐỨC DUY (theo AP)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông