01:13 03/12/2015
TS Tô Thanh Phương – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 - người đầu tiên tại Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ về trầm cảm cho biết, bệnh trầm cảm đang ngày càng phổ biến hơn khi có tới 20% dân số bị trầm cảm. Trường hợp của Nguyễn Thị L. trú tại Hà Nội là một trong hàng chục bệnh nhân đang được bác sĩ Tô Thanh Phương điều trị vì chứng trầm cảm. Theo gia đình của L., em học xong đại học kinh tế quốc dân nhưng ra trường không xin được việc như ý. L. đi làm ở một công ty lớn nhưng trong công việc trái ngành lại gặp nhiều trở ngại nên L. quyết định học thêm cao học.
Khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, L. vẫn không thể xin được một công việc tử tế. Em cảm thấy mệt mỏi và chán nản vì bỏ công ăn học mà thu nhập vẫn chẳng ra gì. Ngành em yêu thích vẫn không thể với tới. Lâu dần, L. sinh ra suy nghĩ và mất ngủ. Ngày nào em cũng ngủ khuya và sáng dậy sớm. L. coi việc mất ngủ là bình thường vì em có thói quen ngủ muộn. Em không biết rằng đó là biểu hiện của bệnh trầm cảm. Lâu dần, căn bệnh mất ngủ tàn phá L. khiến em trở nên thu mình, thiếu tự tin. Bao nhiêu hi vọng về tương lai tươi sáng em bỏ lại phía sau và bắt đầu cuộc sống của người “điên”. Gia đình đưa em đi chữa khắp các bệnh viện. Đi đâu, bác sĩ cũng chẩn đoán tâm thần phân liệt và điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Càng điều trị, bệnh càng nặng hơn. Tương lai của L. trở nên mịt mù hơn khi em suốt ngày sống trong lo âu, khóc cười vô cớ. Em càng cố giãy dụa khỏi thế giới “người điên” thì càng bị đẩy vào đó gần hơn. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, kinh tế gia đình khánh kiệt, một người quen đã thử đưa L. đi khám tại BV Tâm thần Trung ương 1. Với các biểu hiện của L và qua khai thác của bác sĩ. L được chẩn đoán trầm cảm chứ không phải bệnh tâm thần phân liệt như lúc đầu mọi người đã nghĩ về em. Bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm TS Phương cho biết bệnh trầm cảm trường hợp của L là một trong rất nhiều trường hợp đi chữa bệnh khắp nơi, bác sĩ chẩn đoán tâm thần phân liệt nhưng thực ra bệnh của bệnh nhân là trầm cảm. Các bác sĩ chỉ cần điều trị thuốc trầm cảm là bệnh có thể cải thiện được. TS Phương cho biết hiện nay bệnh trầm cảm phố biến ở dân cư. Theo thống kê của thế giới có tới 20% dân số bị trầm cảm trong đó có 5 % số người bị trầm cảm thể nặng hoang tưởng, ảo thanh xui khiến, lo ầu, buồn bực và có xu hướng tìm đến cái chết. Hầu như các bệnh nhân trầm cảm đều muốn tìm đến cái chết. TS Phương nhấn mạnh không có đau đớn nào bằng đau đớn của bệnh trầm cảm. Người bị ung thư họ đau nhưng cố gắng để sống còn người bị trầm cảm chỉ muốn tìm đến cái chết. Để xác định được bệnh trầm cảm, TS Phương cho biết giấc ngủ vô cùng quan trọng. Nếu mất ngủ phải đi kiểm tra tại bệnh viện ngay. TS Phương nói: “Ngay cả với biểu hiện đau đầu, mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu tiền phát của căn bệnh trầm cảm. Có nhiều bệnh nhân mất ngủ trắng đêm 5 năm, 8 năm, thậm chí 12 năm nhưng do không xác định được căn nguyên tình trạng mất ngủ là do trầm cảm, nên thường được chỉ định dùng các loại thuốc an thần, hoàn toàn không mang lại hiệu quả trong điều trị. Sau một stress nào đó gây nên bệnh mất ngủ, bệnh nhân nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa Tâm thần để được tư vấn kịp thời, điều trị ngay”. Hầu như các bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh trầm cảm chỉ khi đã có những biểu hiện rõ ràng, nặng nề, do đó rất khó chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Triệu chứng của trầm cảm: Khí sắc giảm, buồn rầu, nhất là khi tình trạng này kéo dài trên hai tuần; Giảm nhiệt tình, giảm hứng thú với những sở thích trước kia; Giảm năng lượng, luôn thấy người mệt mỏi, chán nản nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, bệnh có thêm các biểu hiện như: Chán ăn, từ chối ăn, mất tự tin, rối loạn giấc ngủ có tính chất tăng dần… Theo Ph.Thúy (Infonet) |
09:46 21/11/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão